Muốn tạo nên kỳ tích của chính mình, thay đổi số phận của mình, con người cần có chí tiến thủ và niềm tin vào chính mình.
Chí tiến thủ bạn có thể học hỏi từ
Cuộc đời và sự nghiệp của người đàn ông giàu nhất hành tinh John D. Rockefeller
Cuộc đời và sự nghiệp của Tổng thống Abraham Lincoln
THẾ NÀO LÀ CHÍ TIẾN THỦ?
Chí tiến thủ bắt đầu từ sự khát vọng.
Khi bạn khao khát thực hiện giấc mơ, chí tiến thủ sẽ không ngừng phát huy sức mạnh của nó. Khi bạn quyết tâm thay đổi cuộc sống bản thân, chí tiến thủ đã được phát huy.
Khát vọng chính là động lực, khi bạn muốn thực hiện một việc nào đó, trong lòng bạn sẽ có một nguồn sức mạnh thúc đẩy bạn theo đuổi mục tiêu của mình. Người có chí tiến thủ sẽ luôn dũng cảm tiến lên phía trước, nỗ lực để thực hiện những ước mơ,
Trong mỗi chúng ta đều có một nguồn sức mạnh thúc đẩy bản thân tiến lên, nhưng nhiều người lại không nỗ lực để thực hiện ước mơ của mình. Thật ra, chi tiến thủ là một nhân tố quan trọng để chúng ta hưởng được sự thú vị của cuộc sống. Muốn đạt được thành tựu trong bất kỳ phương diện nào, chúng ta đều cần có chí tiến thủ.
Chí tiến thủ là điều mà chúng ta có thể học tập mà thành. Nó không nhất định là sinh ra chúng ta đã có. Người có chí tiến thủ không lệ thuộc vào hoàn cảnh, năng lực cá nhân hay trình độ giáo dục. Chí tiến thủ là sức mạnh xuất phát từ nội tâm, giúp chúng ta không sợ hãi trước khó khăn gian khổ, luôn dũng cảm tiến lên phía trước.
Thế giới đã chứng kiến nhiều quốc gia dù phải hứng chịu nhiều khó khăn như tài nguyên thiên nhiên hạn chế, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhưng đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những cường quốc về kinh tế và xã hội phát triển.
Israel vốn là một nước nhỏ, tài nguyên nghèo nàn vừa thiếu nước vừa thiếu năng lượng, sa mạc chiếm một tỉ trọng lớn nhưng lại có đông đảo nhân tài. Mấy chục năm nay, dân Do Thái ở các nơi về định cư ở đây, mang theo tiền của và cả tri thức, kỹ năng. Họ dùng tri thức đó vào công cuộc xây dựng đất nước, Israel vươn lên rất nhanh, sánh ngang với các quốc gia phát triển. Đất nước này có trình độ giáo dục cao nhất thế giới, có cơ sở đào tạo nhân tài hoàn hảo nhất. Đồng thời, họ còn sáng tạo ra kỹ thuật nông nghiệp độc đáo nổi tiếng trên thế giới. Mặc dù có tỷ lệ đất kém mầu mỡ rất lớn nhưng vẫn tự nuôi sống được toàn dân, ngoài ra còn xuất khẩu cả hàng nông sản. Họ có kỹ thuật công nghiệp thượng đẳng trên thế giới. Nhất là về thông tin điện tử, họ chiếm vị trí đầu bảng. Mọi kỳ tích đó đều nhờ vào tri thức mà có.
Người Do Thái liên tục bị bức hại nên họ coi nhà cửa, tài sản như phù vân, không đáng trọng.
Bà mẹ hỏi các con:
– Giả dụ một ngày kia nhà cửa bị đốt cháy, tài sản bị cướp sạch, con sẽ mang theo thứ gì chạy nạn?
– Tiền! – một người con trả lời.
– Đá quý! – một người con khác trả lời.
Bà mẹ lại tiếp tục hỏi:
– Có một thứ không có hình dạng, không có màu sắc, không mùi vị. Các con có biết nó là gì không?
Mấy chú bé suy nghĩ mãi, không biết trả lời ra sao.
Bà mẹ cười, giải thích:
– Các con ơi! Cái các con cần mang đi không phải là tiền bạc, đá quý mà là trí tuệ. Không có kẻ nào cướp được trí tuệ của con. Con người còn sống là còn trí tuệ. Trí tuệ vĩnh viễn đi theo con, dù đi lánh lạn ở mãi đâu, nó cũng không thể mất đi được.
Người Do Thái cho rằng mục đích học kiến thức là để phát triển trí tuệ. Việc họ tập phải làm cơ sở cho sự suy tư, học thức và năng lực là cái quý giá nhất. Ông Chung Ju Yung – Người sáng lập ra tập đoàn Huyndai, người làm thay đổi nền kinh tế Hàn Quốc có nói “Nếu trở thành nô lệ của suy nghĩ cũ thì sẽ không có tính thích ứng. Suy nghĩ theo sách cũng là một cạm bẫy. Con người tài giỏi phải vượt qua được cạm bẫy một cách trí tuệ.”
Vậy nhưng học tập thực sự chẳng hề dễ dàng một chút nào. Con người không có lý trí, không có chí tiến thủ và niềm tin thì dễ dàng bỏ cuộc. Vậy chẳng thể nào tạo nên kỳ tích đời mình được.
Là một quốc gia đông dân, nền kinh tế bị tàn phá trong Chiến tranh thế giới thứ 2, nghèo nàn về tài nguyên và thường xuyên phải hứng chịu thảm họa thiên nhiên, thế nhưng Nhật Bản đã sớm phục hồi và phát triển mạnh mẽ khiến cho thế giới phải ngạc nhiên và khâm phục. Nhiều quốc gia đã lựa chọn mô hình của Nhật Bản để phát triển kinh tế với mong muốn có những thành tích “thần kỳ” như “đất nước mặt trời mọc”. Hiện nay, Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới với GDP năm 2019 ước đạt 5.154 tỷ USD, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế.
Bên cạnh những chính sách đúng đắn của Chính phủ, một yếu tố không thể không nhắc đến khi nói tới sự phát triển nhảy vọt của Nhật Bản – đó chính là con người, mà ở đó mỗi người dân Nhật Bản đều mang trong mình một “tinh thần thép”. Họ sống kỷ luật, có chí tiến thủ vươn lên nghịch cảnh của mình.
Vậy nên con người muốn thay đổi số phận của chính mình cần phải có nghị lực, ý chí hơn người. Bởi cuộc sống chỉ mang đến cho bạn 10% cơ hội, 90% còn lại là thái độ của bạn. Thái độ của bạn sẽ ảnh hưởng đến những điều mà bạn sẽ nhận được.
Để có thể thành công, bạn buộc phải tin rằng bạn có thể. Niềm tin là giữ vai trò khá quan trọng đối với sự thành công của một người. Bạn sẽ không bao giờ làm được điều mình muốn nếu luôn nghi ngờ vào khả năng của bản thân. Người thành công là người tin vào khả năng của bản thân mình. Biết kiểm soát và điều khiển khả năng của mình để hướng tới mục tiêu cần đạt được. Chỉ khi nào bạn tin mình có thể thì mới khiến người khác tin bạn được. Và chỉ khi bạn tin mình có thể làm được bạn mới tạo ra kỳ tích đời mình.
Không có gì là không thể với một người luôn biết cố gắng. Thành công sẽ đến với những người luôn biết cố gắng. Hãy coi thất bại chỉ được coi là một điểm dừng chân để bạn nhìn lại những gì đã làm, rút ra bài học và chuẩn bị cho một sự tiếp tục tuyệt vời hơn. Sự cố gắng đó sẽ giúp bạn có những cơ hội để phát triển cho riêng mình.
Nghĩ quá nhiều sẽ hủy hoại bạn. Cơ hội không phải lúc nào cũng đến. Do đó đừng mất quá nhiều thời gian để nghĩ xem mình có thể làm được hay không. Đừng nghĩ quá nhiều vì chúng sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và mông lung với con đường phía trước mà thôi. Dù chưa chuẩn bị kỹ hay chưa thực sự sẵn sàng hãy lý trí và niềm tin chính để bước ra khỏi vùng an toàn và hành động theo trực giác của mình. Cách để bắt đầu đó là dừng việc nói lại và bắt tay vào làm.
Chỉ cần bạn không dừng lại thì việc bạn tiến chậm cũng không là vấn đề. Mỗi bước đi đều là một sự cố gắng. Vì thế, nếu ai nói bạn không thể thực hiện được mục tiêu do bạn đi quá chậm thì hãy chứng minh cho họ rằng bạn có thể làm được. Hãy kiên trì, tìm kiếm thời điểm thích hợp để tạo sự đột phá bất ngờ, khiến mọi người phải đặt niềm tin vào bản lĩnh của bạn.
Giữ đôi mắt của bạn hướng lên bầu trời và đôi chân trên mặt đất. Luôn nhìn về phía trước và giữ cho đôi chân luôn vững bước trên con đường. Chỉ cần bạn biết nơi mình muốn đến, chắc chắn bạn sẽ đến được đó. Hãy tin tưởng như vậy.
Đừng để ý tới những khó khăn của bạn mà hãy biết ơn những gì bạn có. Những khó khăn không bao giờ nhường bước cho con người. Chính vì vậy, kẻ thiếu ý chí, biếng nhác sẽ dễ dàng bị khó khăn đánh gục, và không thể bước tiếp để vượt qua nó. Điều này khiến cho họ sẽ mãi dậm chân tại chỗ. Ngược lại, với người có chí tiến thủ, họ sẽ tìm cách đánh bại khó khăn, tiến thẳng lên phía trước và đi tới đích đến cuối cùng là sự thành công.
Trong cuộc sống quanh ta, luôn có rất nhiều tấm gương sáng giàu chí tiến thủ, ý chí phấn đấu vươn lên và gặt hái được thành công trong cuộc sống. Điển hình, có thể kể đến nữ thủ tướng Phần Lan Sanna Marin. Cô có một tuổi thơ đặc biệt, khi sinh ra trong gia đình nghèo khó, 15 tuổi phải đi phát báo thuê, bố mẹ ly thân từ nhỏ và được nuôi dạy trong một gia đình đồng giới bởi mẹ và người bạn đời nữ. Mặc dù có hoàn cảnh khó khăn như vậy, nhưng bằng ý chí, nghị lực phi thường, cô đã đứng trên ngôi vị Thủ tướng của cả một quốc gia.
Việt Nam mình có rất nhiều tấm gương vượt khó. Một trong số đó là tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Phạm Nhật Vượng sinh ra trong một gia đình đông anh em vào năm 1968, thời kỳ đất nước vẫn chưa hết chiến tranh, lại đúng thời bao cấp khó khăn. Cha ông là bộ đội, mẹ ông vì cuộc sống nghèo khó nên phải bán thêm nước chè để có thể trang trải cuộc sống. Trong hoàn cảnh như vậy, nhưng vị tỷ phú này vẫn cố gắng phấn đấu trong học tập, để rồi thi đỗ trường Đại học Mỏ – địa chất và được cử đi du học tại Nga. Trong tâm niệm của chàng trai nghèo khi đó, chỉ có một điều là: “Cố gắng để gia đình mình đỡ khổ.”. và chính sự cố gắng đó dã đưa ông đến bờ thành công ngày nay, trở thành một tỷ phú người Việt. Một tấm gương người Việt dùng ý chí và niềm tin vào mình để thay đổi cuộc đời mình là Lê Minh Châu. Chàng trai khuyết tật người Việt đầu tiên được vinh danh trên Đại lộ Danh vọng Hollywood.
Nhờ vào ý chí và niềm tin mình sẽ thành công mà Chung Ju Yung đã thay đổi cuộc đời làm ruộng định sẵn của mình. Ông đã biến điều không thể thành có thể. Chính bởi niềm tin mình sẽ làm được mà ông tạo ra những kỳ tích đời mình. Từ một cậu bé nông dân tay trắng và không biết gì về doanh nghiệp, Chung Ju Yung đã dựng lên vương quốc Huyndai hùng mạnh, trở thành một trong những doanh nghiệp đáng nể nhất lịch sử doanh nghiệp châu Á. Ông là một con người kiên định, với ý chí tự lập của mình dám đương đầu với mọi thử thách, trở ngại trong cuộc đời, dám nghĩ dám làm, dám mơ ước và dám vượt qua những khó khăn thử thách để thực hiện những ước mơ và dự định tưởng chừng không thể của mình. Ông là một minh chứng sống về ý chí và năng lực không giới hạn của con người.
Ông nói rằng “bằng sáng tạo, lòng quyết tâm và ý chí, tôi đã đưa công ty phát triển chưa từng có”. ” Tôi nghĩ cuộc đời không bao giờ có thất bại! Một khi bạn không xem điều gì đó là thất bại thì đó không phải là thất bại! Phải lạc quan và suy nghĩ một cách tích cực trong bất kỳ hoàn cảnh nào.”
Vậy nên, ý chí, nghị lực có thể giúp ta vượt qua số phận.