Chiến lược kinh doanh của mỗi đơn vị đưa ra không phải ai cũng thành, mà đều có người thành người bại. Hương thấy học hỏi từ thất bại của người khác cũng sẽ giúp cho chúng ta có tư duy, tầm nhìn rộng mở hơn.
Ngừng oán trách và cuộc đời bạn sẽ thay đổi
Công ty tỷ đô sụp đổ trong 10 giây chỉ vì câu nói vạ miệng của CEO
Chiến lược marketing luôn rất quan trọng với bất kì doanh nghiệp nào, dù lớn hay bé. Bởi vì sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, sự sáng tạo của các sản phẩm càng ngày càng bị thu hẹp, sự thay đổi về công nghệ quá nhanh chóng, khiến cho các công ty luôn phải chú trọng vấn đề marketing một cách bài bản và hợp lý.
Một chiến lược tồi tệ chắc chắn sẽ dẫn tới sự thất bại. Một chiến lược hoàn hảo cũng chưa chắc dẫn bạn đến thành công. Đó là sự thật hiển nhiên trong kinh doanh.
1. Bphone định vị “quá trớn”
Mặc dù BKAV là một phần mềm diệt Virus thành công của Việt Nam và luôn hô hào yếu tố người Việt dùng hàng Việt, nhưng sực thật là mẫu smartphone của BPhone được định vị “quá trớn”. CEO Nguyễn Tử Quảng đã có một chiến lược marketing sai lầm khi đem lên cán cân BPhone là “gã khổng lồ” iPhone của Apple. Điều này vừa khiến Bphone bộc lộ quá nhiều điểm yếu, lại vừa khiến thương hiệu nhận nhiều sự quay lưng từ fan “trái táo”.
2. Bia Laser với bài học “bia tươi”
Tiếp đà thành công với sản phẩm nước tăng lực Number One, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã đầu tư khoảng 200 triệu USD để sản xuất bia tươi đóng chai Laser với định vị “hàng cao cấp” và mức giá cạnh tranh trực tiếp với Tiger và Heineken. Tuy nhiên, chiến lược marketing sai lầm về thông điệp sản phẩm với câu nói “Bia tươi đóng chai đầu tiên có mặt tại Việt Nam” đã khiến người tiêu dùng hiểu lầm nghĩ rằng đây là dòng bia bình dân cho người thu nhập thấp.
3. Subway với menu “thất bại”
Subway là một trong những hãng đồ ăn nhanh nổi tiếng nhất thế giới, và là “đối trọng” với các đối thủ sừng sỏ khác như McDonald’s. Subway được sáng lập vào năm thập niên 60 thế kỉ trước bởi Fred DeLuca và kiếm hàng chục tỷ USD doanh thu mỗi năm. Tuy nhiên, câu chuyện Subway tại Việt Nam lại vô cùng bết bát.
Fred DeLuca là “cha đẻ” của thương hiệu sandwich “Toàn cầu” Subway. Ôm tham vọng chinh phục thị trường gần khoảng 98 triệu dân Việt Nam, tuy nhiên Subway lại mãi cứ “ngụp lặn” và không thể giành thị phần ngay cả với KFC hay Lotteria. Sự thất bại đến từ chiến lược Marketing của Subway bởi bê nguyên xi menu thức ăn. Tuy nhiên, văn hóa ẩm thực của Việt Nam lại khác biệt so với phương Tây. Ngoài ra, sự cạnh tranh của bánh mì truyền thống Việt Nam là quá khốc liệt.. Có lẽ sự thất bại đến từ cái tên “bánh mì truyền thống” của Việt Nam.
4. Foster’s “không hợp gu”
Thương hiệu bia Foster’s là một sản phẩm bia tuyệt vời và là một trong những thương hiệu bia cao cấp hàng đầu. Tuy nhiên ngay từ lúc thâm nhập thị trường, bia Foster’s lại chọn sai thời điểm khi “bung sức” vào đầu thế kỉ 21 – thời điểm khi đó kinh tế người Việt Nam còn thấp. Điểm sai lầm lớn nhất đến từ chiến lược marketing với câu slogan “bia phong cách Úc” khiến người Việt không thấy mặn mà. Sau 10 năm, bia Foster’s chính thức “biến mất” trên thị trường.
5. Dầu gội Feather “thiếu” khác biệt
Dầu gội Feather thuộc về tập đoàn Kao – một tập đoàn hóa mỹ phẩm hàng đầu tại Châu Á vào những năm đầu của thế kỉ 21. Kao có mặt tại hầu hết các nước Châu Á, và vươn tầm đến cả Bắc Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, Dầu gội Feather của Kao đã nhanh chóng thất bại trước các ông lớn Sunsilk, Pantene, Clear… Lý do đến từ chiến lược marketing kém cỏi, bao gồm công dụng giúp tóc bóng mượt của Feather quá chung chung; thành phần nha đam và hoa đậu biếc thì quá “xa lạ” với người Việt.
“Thay vì sống mệt mỏi đến chết, chi bằng để tâm bình thản đối diện với vấn đề”
6. Bia Zorok “sai” kênh phân phối
Thương hiệu bia Zorok lạ lẫm “tự tin” bước vào thị trường bia Việt Nam. Bia Zorok là “đứa con” của công ty SABmiller Việt Nam (liên doanh với Vinamilk). Trong đó, nhà máy bia SABmiller đặt tại Bình Dương với công suất 100 triệu lít/năm. Đặc biệt, Bia Zorok sử dụng hình ảnh cựu HLV trưởng đội tuyển bóng đá nam quốc gia Việt Nam – ông Henrique Calisto là đại sứ thương hiệu. Tuy nhiên, sự sai lầm trong chiến lược marketing đến từ sự phụ thuộc tiêu thụ hoàn toàn vào kênh phân phối sữa. Do đó, bia Zorok vẫn không thể vươn mình, và chịu lép vế trước những tên tuổi khác.
7. Phúc Long “giả” với “Sống xanh”
chuỗi thương hiệu trà và cà phê Phúc Long luôn rất được lòng của giới trẻ. Tuy nhiên, trong các chiến dịch marketing từng thành công của “ông lớn” này, vẫn có một “Vết nhơ”. Trong chiến dịch “sống xanh” nhằm nắm bắt trào lưu sống xanh, Phúc Long thực hiện phân loại rác thành mười nhóm nhỏ tại thùng rác cửa hàng trong hệ thống. Tuy nhiên, sự thật vỡ lẽ khi Phúc Long bên dưới thùng rác thực chất chỉ có một chiếc túi đựng “duy nhất” cho tất cả các loại rác.
8. Uber thất bại với “đánh nhanh thắng nhanh”
Uber là một thương hiệu “xe ôm công nghệ” cực kì thành công tại thị trường Mỹ và nhiều thành phố lớn tại châu Âu. Tuy nhiên, câu chuyện của Uber tại thị trường Đông Nam Á thì lại rất khác. Chính thức “chạm vào Việt Nam năm 2014, Uber muốn sử dụng chiến thuật marketing rầm rộ kiểu “đánh nhanh thắng nhanh”. Tuy nhiên, chiến thuật này lại vấp phải rào cản pháp lý “cứng”, sự đối đầu trực diện với xe taxi truyền thống, không chấp nhận thanh toán tiền mặt. Kết quả, Uber đã thất bại trước Grab.
9. Gloria Jean’s Coffees chỉ là “giấc mơ Úc”
Gloria Jean’s Coffee từng được kì vọng là một “điểm đến” mới yêu thích của đối tượng khách hàng cao cấp như giới doanh nhân và những người thu nhập cao.
Sau hơn 10 năm gia nhập, cửa hàng cuối cùng của thương hiệu cà phê Gloria Jean’s Coffees tại Việt Nam đã đóng cửa vào tháng 4 năm2018 vừa qua và chính thức chấm dứt “giấc mơ” thông tính thị trường cà phê Việt Nam. Lý do khiến Gloria Jean’s Coffees thất bại là sự “cứng ngắc” trong chính sách nhượng quyền, và menu thức uống không đặc sắc với một đất nước quá độc đáo về cà phê (sản phẩm không có sự độc đáo). Ngoài ra, do cách quản lí nhiều “lỗ hổng” khiến cho Gloria “chào thua” trước các đại gia café khác như The Coffee House và Highland Coffee, Starbucks.
10. AirAsia lỡ chuyến bay vì “thiếu luật”
AirAsia là một hãng hàng không giá rẻ nổi tiếng với trụ sở ở Kuala Lumpur, Malaysia. AirAsia từng là hãng hàng không giá rẻ tốt nhất trên thế giới năm 2009 do Skytrax bình chọn. Tuy nhiên, câu chuyện của AirAsia lại khá “bấp bênh” với ba lần đều không thành. Lần đầu tiên là do không đáp ứng được điều kiện liên doanh góp vốn, lần thứ hai vì chính phủ không cấp phép thành lập hãng hàng không mới, và thứ ba là bởi sự trục trặc từ đối tác Vietjet Air.
Chiến lược kinh doanh hoàn hảo vẫn thất bại thảm hại. Vì sao?
1. Phớt lờ hoặc bỏ qua các dữ liệu
Một chiến lược kinh doanh tốt sẽ phác thảo ra các chỉ số một cách cụ thể và đo lường được. Những chỉ số này vô cùng hữu ích trong việc giúp bạn theo dõi tiến trình thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu. Nhưng đưa những dữ liệu này vào kế hoạch của bạn và thực sự biết cách sử dụng chúng là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Hãy chắc chắn rằng bạn đã vạch ra các mục tiêu cụ thể cho chiến lược kinh doanh và đưa ra những số liệu tương ứng với từng mục tiêu. Đừng phớt lờ hay bỏ qua những dữ liệu cực kỳ quan trọng này. Hãy thiết lập các quy trình phân tích định kỳ, đồng thời sử dụng kết quả phân tích này và các dữ liệu ban đầu đã vạch ra để điều chỉnh kế hoạch chiến lược của bạn khi cần thiết.
2. Bỏ qua tất cả, chỉ tập trung cày “số”
Các con số tăng trưởng là một thước đo của sự thành công. Tuy nhiên, nếu bạn dành quá nhiều thời gian để những con số này tăng lên bằng mọi cách thì dù sự tăng trưởng là tích cực, bạn vẫn khó có được thành công thực sự. Bởi khi đó bạn rất dễ xa rời những giá trị cốt lõi và yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh.
Hãy nghĩ lại về các yếu tố định tính trong kế hoạch kinh doanh của bạn. Dành thời gian để xem xét liệu rằng những nỗ lực tăng trưởng hiện tại của bạn thực sự phù hợp với những mục tiêu đó không. Phân tích định tính này kết hợp với những dữ liệu về số sẽ giúp bạn có một cái nhìn toàn cảnh về việc kinh doanh của bạn.
3. Chỉ tập trung xây dựng chiến lược, không kiểm soát hoạt động cụ thể
Xây dựng tầm nhìn chiến lược là điều vô cùng cần thiết trong kinh doanh. Một chiến lược tốt sẽ giúp doanh nghiệp phát triển đúng định hướng đã đề ra. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp quá chú trọng vào việc tạo ra những thay đổi ở tầm chiến lược mà quên mất việc kiểm soát các hoạt động cụ thể trong quá trình thực hiện. Đó là một sai lầm cực kỳ lớn có thể dẫn doanh nghiệp tới sự thất bại.
Hãy thường xuyên theo dõi và kiểm tra quá trình thực hiện các hoạt động để chắc chắn rằng chúng vẫn diễn ra theo đúng định hướng và chiến lược của bạn. Điều này không chỉ giúp bạn nắm bắt được tình hình kinh doanh thực tế mà còn có thể giúp bạn phát hiện các vấn đề trong quá trình thực hiện để điều chỉnh kịp thời.
4. Không giải quyết được vấn đề thực sự
Trong quá trình kinh doanh, bất kì vấn đề gì cũng có thể xảy ra. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp đã thất bại bởi họ tập trung sửa những cái không cần sửa. Điều này khiến doanh nghiệp vừa tốn nhiều thời gian, chi phí, vừa không giải quyết được vấn đề thực sự. Đây cũng là một sai lầm điển hình khiến doanh nghiệp không thành công.
Bên cạnh đó, các chuyên gia giàu kinh nghiệm đã khẳng định rằng: Chúng ta cần thực hiện nhiều thay đổi để đạt được mục tiêu nhưng không cần thiết phải tổ chức lại hoàn toàn cấu trúc và quy trình kinh doanh. Do đó, hãy xác định vấn đề thực sự và đưa ra những giải pháp tối ưu để giải quyết nó. Một khi những vấn đề thực sự được giải quyết, nó có thể thúc đẩy sự thay đổi lớn và mang lại thành công mà không cần đập tất cả đi để xây lại từ đầu.
5. Không có khả năng điều chỉnh
Trên thực tế, những người thành công hiếm khi tuân thủ 100% kế hoạch kinh doanh của họ, dù đó là kế hoạch được đánh giá cực kỳ tốt và hoàn hảo khi bắt đầu. Nhu cầu của khách hàng, hoạt động của đối thủ cạnh tranh và các yếu tố liên quan khác đều thay đổi cực kỳ nhanh chóng. Những chiến lược kinh doanh tốt ở thời điểm này có thể sẽ không còn hiệu quả trong vài tháng tới.
Để thành công, doanh nghiệp cần dựa vào các dữ liệu định lượng và định tính thực tế để có sự điều chỉnh phù hợp. Những thay đổi này không phải sự thất bại mà đó chính là những cơ hội của doanh nghiệp. Trong một nền kinh tế đầy sự biến động như hiện nay, doanh nghiệp không có khả năng điều chỉnh đông nghĩa với việc doanh nghiệp đó không có khả năng để thành công.