Vẫn biết đại học là một cơ hội để thay đổi cuộc đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng với tới được, chỉ vì rào cản tài chính. Chia sẻ từ “người cùng khổ, những người không có tiền” sẽ tiếp thêm động lực cho những ai đang nhụt chí trên con đường băn khoăn học hay không học vì không có tiền.
Người việt năm châu: cách vượt lên nghịch cảnh để thành công!
Những câu nói nổi tiếng của người Do Thái, càng ngẫm càng thấm!
Con người đã có chi thức và trí tuệ, chẳng sợ sẽ không có của cải!
Trong cuộc sống, có rất nhiều người thay đổi số phận của mình từ học hành. Các bạn của Hương bố mẹ đều làm nhà nông nhưng được cho đi học, tới nay khi bố mẹ già vẫn chỉ có ruộng đồng thì các bạn ấy đã có lương, ngồi máy lạnh và cuộc sống an ổn hơn đời cha ông mình. Chỉ là mỗi người định hướng như thế nào thì phấn đấu như thế cho cuộc đời mình.
Nhưng nhà của các bạn tôi là có tiền để cho các bạn ấy học, vậy nhiều người nghèo thực sự, họ không có tiền thì có nên học đại học không?
Mới đây, một chàng trai trẻ đầy trăn trở chia sẻ lên Zhihu về việc có nên đi học đại học không. Cậu viết: “Nhà nghèo, không thể kiếm ra được 1 vạn tệ (~33 triệu), em gái thì sắp sửa lên cấp 2, vậy tôi có nên học đại học không? Tôi rất hoang mang, một mình nằm trên giường suy nghĩ cả đêm, rất khó xử! Mọi người hãy cho tôi lời khuyên với, cảm ơn mọi người!”
Cuộc sống khó khăn khiến con người ta không thể có cái nhìn thoáng được, nhiều khi rất tiêu cực. Vậy nên trên con đường đời con người ta cần học tập trên trường lớp và trường đời nữa. Hương thích học từ người khác và cũng muốn chia sẻ lại những điều đó cho các bạn. Vậy hôm nay bạn nào đang nghèo mà phân vân có nên học đại học nữa hay không thì đọc nhé. Lúc này cần phải tích cực lên.
Sau khi chia sẻ lên Zhihu thì có rất nhiều người cùng hoàn cảnh ngộ của cậu đưa ra rất nhiều lời khuyên hữu ích. Vậy nên nếu ai đang có cuộc sống như này, nếu có lúc nào đó mệt mỏi và muốn bỏ cuộc, hãy lắng nghe tâm sự của những người đồng cảnh ngộ dưới đây nhé!
Lady Gaga – người đàn bà vượt lên nghịch cảnh khiến thế giới phải nể phục
Nếu bạn không học đại học, bạn sẽ nghèo cả đời!
Rain: Ở đại học, bạn có thể nghèo bốn năm. Nhưng nếu không học, bạn sẽ nghèo cả đời!
Đậu đỏ: Thật đau lòng khi thấy người trẻ hỏi như vậy. Trước mắt, bạn có thể thi vào một trường với học phí thấp, thứ hai là nỗ lực để được tuyển thẳng – có học bổng và tiết kiệm chi phí.
Đừng bỏ cuộc, vượt qua khó khăn tài chính, mai này thành công bạn sẽ nhớ về và cảm giác như 1 giấc mơ.
Xixi: Nếu bạn không định lặp lại cuộc đời như của bố mẹ, con cái bạn sẽ như bạn và em gái, bạn biết phải làm gì rồi đó.
T.T: Nhất định phải đi học, nếu không muốn cuộc đời các con là phản chiếu cuộc đời nghèo khổ của chính bạn
Mai: Đã nghèo thì lại càng phải học, nếu không về sau sẽ càng nghèo hơn. So sánh giữa học nhiều thêm vài năm với làm công nhiều thêm vài năm, trong lòng mọi người đã có kết luận.
Mèo: Đi bộ trong khuôn viên trường đại học, bạn sẽ được cảm nhận hương thơm cây cỏ, tiếng chim hót. Nếu bạn đi làm, bạn đang mang một gánh nặng mà đáng lẽ bạn không nên mang ở độ tuổi của mình. Cố gắng lên đại học nhé, đó là thanh xuân mà bạn nên có.
Làm thế nào để những sinh viên nghèo có thể trang trải chi phí học đại học?
Mic: Đối với cá nhân tớ, nghèo nhưng không phải là kết thúc. Tớ hiểu hoàn cảnh của mình và vẫn tìm cách để trang trải chi phí học tập. Tớ nghĩ những chia sẻ này có thể hữu ích:
1. Khoản vay cho sinh viên của nhà nước.
2. Học bổng của trường.
3. Trợ cấp cho sinh viên khó khăn của trường (miễn giảm học phí…).
4. Kiếm việc làm thêm part-time hoặc làm mấy việc lặt vặt trong trường, mỗi tháng cũng đủ sinh hoạt phí.
6. Nghỉ hè thì kiếm việc làm thêm lấy tiền đóng học phí.
Nếu như bạn vẫn kỳ vọng vào tương lai của bản thân thì đừng đem tương lai của bản thân giao cho vận mệnh hay số trời. Không học đại học sẽ tuột mất rất nhiều cơ hội tốt!
Không học đại học, nhưng bạn vẫn phải không ngừng nỗ lực và học hỏi
Key: Tôi nói này, đại học hay không đại học vẫn gặp nhiều tranh cãi. Với nhà quá nghèo, có thể bạn sẽ lựa chọn không đi học cũng được. Tuy nhiên, dù bạn làm gì, cũng đừng bao giờ ngừng trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng trong lĩnh vực mà mình theo đuổi. Như thế, bạn mới có cơ hội phát triển.
Thực tế có không ít người nghèo, không học đại học mà vẫn thành công đó. Họ học nghề, rồi mở xưởng, thuê nhân công. Nhưng đừng tưởng họ sẽ dừng lại khi đã có chút tiền, họ luôn không ngừng nỗ lực học cách quản lý, học về kế toán, học nâng cao tay nghề… Đó chính là cốt lõi!
QQ: Tôi nghĩ đại học không bắt buộc, nhưng những người sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn thường chưa có định hướng phát triển. Mà quãng thời gian đại học mở mang được rất nhiều, giúp họ có hướng đi cho tương lai. Mình nghĩ là nên học, nhưng nếu quá khó khăn cũng đừng chăm chăm làm công nhân kiếm tiền.
Nhất định phải học mới đổi kiếp nghèo: Những câu chuyện truyền cảm hứng từ người thật, việc thật!
1. Từng bị chỉ trích “con nhà lính, tính nhà quan” vì nghèo mà đi học đại học
Với kinh nghiệm của 1 đứa nhà nghèo thì tôi nói thật, bạn nhất định phải học. Là con gái thì càng phải học!
Nhà tôi nghèo, hồi tôi học xong lớp 12 bố mẹ hỏi tôi muốn học đại học không. Tôi bảo muốn. Rồi tất cả cô dì, chú bác, hàng xóm… tất tần tật đều nói tôi “con nhà lính, tính nhà quan”, rằng tôi ích kỷ, không quan tâm cha mẹ. May mắn là bố mẹ tôi ủng hộ.
Hồi đấy nhà xa trường, tôi phải ở trọ. Tôi vẫn nhớ tôi vào trường được 5 ngày thì bắt đầu lao vào tìm việc làm thêm. Bưng bê, quét dọn, rửa bát, gia sư, … chẳng việc gì tôi từ chối. Tôi tự kiếm đủ tiền nuôi bản thân, ăn, uống, trọ, quần áo, đi chơi.
Đôi khi dồn lại đóng được cả học phí. Năm thứ 2 đại học tôi đủ tiền mua 1 cái iPhone 6 cũ (hồi đấy hơn 5 triệu). Năm 3 sau tôi đủ tiền mua laptop. Năm thứ tư thì tôi quyết định đi thực tập nước ngoài. Tôi nhờ bố mẹ vay hộ 1 khoản tiền để chuẩn bị .
Tôi sang đó đi làm, lương không thể gọi là cao nhưng so với tầm chung thì tạm ổn (2x- 3x triệu/ tháng). À bây giờ thì tôi đang kẹt bên này mà không về nhà được.
Hôm nay sinh nhật, tôi tự ăn bánh, tự thổi nến, tôi chỉ mong có thể mãi mạnh mẽ như từ trước đến giờ. Đọc đến đây thì cho tôi xin 1 lời chúc lấy động lực nhá.
Và nhớ là phải học, nhất định phải học thì mới đổi được kiếp nghèo!
2. Không đi học sẽ trở thành điều khiến cả đời bạn hối hận nhất
Là một người có gia cảnh nghèo khó nhưng đã học xong đại học, tôi chân thành cho bạn một lời khuyên: Nhất định phải học!
Kể bạn nghe hai câu chuyện có thật. Một là tôi, một là bạn thân của tôi. Gia đình hai chúng tôi đều rất nghèo, nghèo đến mức nào á? Bắt đầu từ hồi tôi học tiểu học thì đã luôn không nộp học phí đúng hạn rồi, mỗi một học kì mới đều là ba tôi đi tìm giáo viên chủ nhiệm xin “chịu”.
Cả nhà một tuần chỉ có khoảng 17k để ăn uống. Trong ký ức của tôi, lúc nhỏ chưa bao giờ có chuyện mua quần áo mới, đều là mặc lại đồ cũ của chị gái. Thế mà bạn thân của tôi nhà còn nghèo hơn cả tôi.
Kể chuyện của tôi trước. Tôi thi đậu đại học, nhưng trong nhà kiếm không nổi học phí. May mắn bạn trai đã giúp tôi tìm hiểu về khoản vay sinh viên. (Thời đó thông tin rất ít ỏi, tôi chưa từng được chạm vào điện thoại, máy tính).
Sau đó là bốn năm đại học, học phí của tôi đều là vay. Lúc đó tôi cũng rất áp lực, luôn cảm thấy nợ nần nhiều như vậy, sau này sao trả nổi? Bây giờ nghĩ lại thấy mình ngây thơ ghê, hiện tại lương một tháng của tôi cũng xấp xỉ học phí 4 năm đại học rồi, nào có thấy áp lực gì đâu?
À, còn chuyện sinh hoạt phí mới là vấn đề. Tôi chỉ được cho một khoản lúc nhập học, sau đó tự làm thêm và trang trải. Dù không đơn giản, nhưng tôi làm gia sư cũng tạm đủ sống.
Tới năm ba, năm tư, tôi ít làm gia sư hơn mà làm những công việc khác để có thêm kĩ năng xã hội. Trong lúc làm việc tôi được đánh giá khá cao về kỹ năng tổ chức, nên đã được một vài đối tác trọng dụng.
Bốn năm đại học, trong nhà không gửi tiền cho tôi, nhưng tôi cũng không oán trách ba mẹ, vì tôi ý thức được hoàn cảnh gia đình, và đã hạ quyết tâm tự dựa vào sức mình.
Kể bạn nghe chuyện của bạn thân tôi. Cô ấy lực học có thể đậu trường tầm trung, nhưng cô ấy đã bỏ cuộc ngay từ lúc điền nguyện vọng rồi. Cô ấy ghi Thanh Hoa Bắc Đại (bạn tôi hiểu bản thân thi không nổi nên điền đại đó). Vì cô ấy biết dù có thi đậu thì cũng không có tiền để học.
Sau khi quyết định từ bỏ đại học, bạn tôi ra ngoài làm công, vào nhà xưởng, bưng bê, làm giáo viên dạy thay ở trường mẫu giáo… Từ đầu đến cuối đều không tìm được công việc mà bản thân thích. Sau đó nữa thì lấy chồng rồi. Cô ấy bây giờ, sống một cuộc sống bình bình, nhưng đoán chừng trong lòng cô ấy cả đời này cũng không buông bỏ được chuyện bản thân không lên đại học được.
Tôi đã nói với cô ấy rằng từng khó khăn đều có cách giải quyết. Tuy là bây giờ với cô ấy thì điều này chẳng còn nghĩa lý gì. Nhưng tôi vẫn nói, bởi mong cô ấy về sau gặp phải khó khăn cũng đừng dễ dàng từ bỏ.
Không đi học sẽ trở thành điều khiến cả đời bạn hối hận nhất và không thể nào bù đắp được.
3. Học hành là nấc thang chạm tới ước mơ và thật sự xứng đáng để tất cả mọi người đầu tư làm thật tốt.
Chị sinh ra trong gia đình nghèo, vách nhà là ván, mưa dột trên đầu, dưới thì ngập hết cả bàn chân. Nhà bị giải tỏa, phải bán hết đồ đạc chuyển đến căn trọ chưa đầy 30m2.
Bốn năm đại học của chị thật sự rất vất vả. Học ở trường, đi làm thêm ròng rã. Bạn bè rủ cuối tuần đi chơi, chị từ chối. Họ bảo chị thật sự thích học thế cơ à? Không, khoảng thời gian đó chị rất cô đơn! Học không vui, đi làm thêm cũng chỉ một mình.
Nhưng động lực duy nhất là không để bố mẹ cứ mãi buôn gánh bán bưng trên phố. Động lực thứ hai là làm gương cho em út trong nhà.
Rồi mọi thứ cũng được đền đáp, chị ra trường, nhận được 1 vị trí rất tốt, lương khởi điểm là niềm ao ước của nhiều người. Chị nỗ lực làm việc, chân trong chân ngoài, mỗi đêm vẫn tự học. Lúc đầu mệt mỏi thì sau này sẽ thoải mái, lúc đầu thoải mái thì sau này sẽ mệt mỏi hơn nhiều. Cuộc đời thực ra rất công bằng!
Hiện giờ thu nhập của chị đã hơn bạn bè cùng tuổi vài lần. Bố mẹ không phải rong ruổi trên phố nữa. Đầu 2020 gia đình chị chuyển vào nhà mới, nợ ngân hàng chứ không mua đứt được đâu.
Tuy nhiên, chị biết những năm tháng túng thiếu chật vật trước kia đã qua đi rồi, cuộc đời sau này sẽ suôn sẻ hơn. Học hành là nấc thang chạm tới ước mơ và thật sự xứng đáng để tất cả mọi người đầu tư làm thật tốt!
Những bài học sâu sắc về làm giàu, làm người của tỷ phú Lý Gia Thành
4. Câu chuyện xúc động của Tiến sĩ trẻ An Kim Bằng (Jinpeng An): Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của đời tôi
Nhà tôi ở Thiên Tân, làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, vô cùng nghèo khó. Tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý Diệm Hà.
Ngày 5/9/1997, tôi rời gia đình đi nhập học ở khoa Toán, Đại học Bắc Kinh. Mẹ nấu cho tôi bát mì sợi, chân vẫn còn tập tễnh. Mấy hôm trước, để thêm tiền cho tôi nhập học, bà đã đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn để bán, trên đường bị trật chân. Còn số bột mì này là mẹ đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm.
Bưng bát mì, tôi đã khóc. Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to hơn cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống…
Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh. Tôi 4 tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại. Những món nợ trong gia đình cứ lớn dần theo năm. Khi tôi đi học, thường phải nhặt những mẩu bút chì bạn bè vứt đi, dùng dây buộc nó lên một cái que rồi viết tiếp, hoặc dùng một cái dây chun xóa sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó.
Mẹ thương tôi nên phải vay vài hào của hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi. Những khi mẹ vui nhất là bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu, toán thường được 100/100 điểm. Dưới sự khích lệ của mẹ, tôi càng học càng thích. Tôi thực sự không biết trên đời còn có gì vui hơn việc học hành.
Tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả năm huyện ngoại thành Thiên Tân được giải trong kỳ thi vật lý bậc trung học của thành phố và là một trong ba người đỗ đầu. Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường Trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân, vui sướng chạy như bay về nhà.
Nào ngờ, nghe tin xong, khuôn mặt cha mẹ chất chứa đau khổ. Bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang gần kề cái chết, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn 10 nghìn Nhân dân tệ rồi.
Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt như mưa suốt một ngày. Đến tối, tôi nghe thấy ở ngoài nhà có tiếng ồn ào. Thì ra mẹ đang định dắt con lừa đi bán cho tôi đi học, nhưng cha không chịu. Ông nội đang bệnh nặng nghe thấy nên buồn bã mà qua đời.
Tôi không còn dám nhắc đến việc đi học nữa. Cất “Giấy báo nhập học” thật kỹ vào vỏ gối, hàng ngày tôi ra đồng làm việc cùng mẹ.
Hai hôm sau, tôi và cha tôi cùng lúc phát hiện ra con lừa đã biến mất. Cha tôi quát hỏi mẹ:
– Bà bán con lừa rồi à? Bà bị thần kinh à? Sau này lấy gì kéo, lương thực hoa màu bà tự đẩy, tự cõng nhé? Bà bán lừa được một, hai trăm bạc liệu cho nó học được một học kỳ hay là hai học kỳ?
Mẹ tôi khóc, cãi lại cha:
– Con cái mình muốn đi học thì có gì sai? Được vào trường số 1 của thành phố, nó là đứa duy nhất của cả huyện này đấy, tôi không thể để cho tiền đồ của con bị lỡ dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho nó đi học…
Cầm sáu trăm tệ mẹ vừa bán lừa, tôi thật sự chỉ muốn quỳ xuống dập đầu trước mẹ. Tôi đã thích được học quá rồi, mà còn học tiếp, thì mẹ sẽ khổ sở bao nhiêu, vất vả bươn chải thêm bao nhiêu?
Rồi cha bị u nhu ruột bowel polyps, bác sĩ yêu cầu ba phải mổ gấp. Mẹ chuẩn bị đi vay tiền cho cha phẫu thuật nhưng ông kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa!
Hàng xóm kể với tôi, mẹ dùng một phương pháp nguyên thủy và bi tráng nhất để gặt lúa mạch. Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt, cũng không có tiền thuê người giúp, bèn gặt dần. Lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó, sau đó dùng xe cải tiến chở về nhà. Tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to… Lúa mạch trồng trên ba mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm. Khi mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối quỳ đến chảy máu, đi đường cứ cà nhắc…
Không đợi hàng xóm kể hết, tôi chạy như bay về nhà, khóc to gọi mẹ: “Mẹ, mẹ, con không thể đi học nữa đâu…”. Nhưng mẹ vẫn một mực bắt tôi lên trường.
Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ 60 đến 80 tệ, còn những người bạn học khác mỗi tháng có 200-240 tệ. Nhưng tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh… Mà nhà tôi gần như chẳng bao giờ có thức ăn, rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa. Vì không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ đều đi bộ hơn 10 cây số mua mì tôm với giá bán buôn để gửi cho tôi.
Tôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi, chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa.
Tôi cũng là học sinh duy nhất tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài.
Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (alkali – chất kiềm, dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước soda) là xong.
Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ. Làm con của người mẹ như thế, tôi rất tự hào.
Đường đời có muôn vàn cám dỗ, vượt qua chúng thật chẳng dễ dàng gì!
Hồi mới lên Thiên Tân, tiếng Anh của tôi ù ù cạc cạc. Tôi kể cho mẹ tôi sợ tiếng Anh thế nào, ai ngờ mẹ chỉ cười bảo:
– Mẹ chỉ biết con là đứa trẻ con khổ cực nhất. Mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì làm khó được mình nữa.
Tôi bị nói lắp, bởi vậy tôi kiếm một hòn sỏi ngậm vào miệng mình, rồi gắng đọc tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi tôi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng kiên trì. Nửa năm trôi qua, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn đi, lưỡi tôi cũng đã nhẵn, tôi đã thành người giỏi tiếng Anh thứ 3 của lớp. Tôi vô cùng cảm ơn mẹ. Mẹ đã khích lệ tôi vượt qua khó khăn lớn trong học tập.
Tháng 1 năm 1997, tôi cũng đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển Quốc gia. Cả 10 kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển, tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế.
Nộp xong phí báo danh, tôi gói sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ lại, chuẩn bị lên đường. Giáo viên chủ nhiệm và thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo thải của người khác cho, bèn mở tủ áo của tôi ra, chỉ vào những áo trấn thủ vá, những áo bông tay đã phải nối hai lần, vạt đã phải chắp ba phân, hỏi tôi:
– Kim Bằng, đây là tất cả quần áo của em ư?
Tôi không biết nói sao, vội đáp:
– Thầy ơi, em không sợ người khác chê cười! Mẹ em thường bảo, trong lòng có sách vở ắt mặt mũi sẽ sáng sủa. Em mặc những thứ đồ này đi gặp Tổng thống Mỹ cũng chẳng thấy ngượng.
Ngày 27/7/1997, Olympic Toán học Thế giới lần thứ 38 chính thức khai mạc. Tôi giành huy chương vàng.
Ngày 1/8, chúng tôi vinh quang trở về, lễ đón long trọng được Hiệp hội khoa học Trung Quốc và Hội Toán học Trung Quốc tổ chức. Hơn 10 giờ đêm tối hôm đó, tôi về đến nhà. Người mở cửa là cha tôi, nhưng người ôm chặt lấy tôi trước lại chính là mẹ. Dưới trời sao vằng vặc, mẹ ôm tôi rất chặt… Tôi lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, khóc một cách nhẹ nhõm và sung sướng.
Ngày 12/8, trường Trung học số 1 Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn Chủ tịch danh dự cùng với các quan chức Cục giáo dục Thiên Tân và các giáo sư toán học hàng đầu.
Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này:
Tôi muốn dùng cả sự sống của mình để cảm tạ một người, là người đã sinh thành và nuôi nấng tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những đạo lý mẹ dạy đã khích lệ tôi cả đời. Năm lớp 10, tôi muốn mua cuốn sách “Đại từ điển Anh – Trung” để học tiếng Anh. Mẹ không có tiền, nhưng vẫn nghĩ cách giúp tôi. Sau bữa cơm sáng, mẹ mượn một chiếc xe cải tiến, chất một xe rau cải trắng. Hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn 40 km bán. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn hai bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ. Lúc đó bụng đói cồn cào, chỉ mong có ai tới mua cho cả xe rau ngay.
Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau đáng lẽ 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ. Có tiền rồi tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo nên đi mua sách trước, đó là việc chính của hôm nay. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là 8 tệ 2 hào 5 xu, mua sách rồi còn lại 1 tệ 7 hào 5 xu. Nhưng mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua hai cái bánh bột nướng, một tệ kia còn phải cất đi để dành làm học phí. Tuy ăn hết hai cái bánh nướng, nhưng đi bộ 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mắt chóng mặt, lúc này tôi mới nhớ ra mình đã quên không phần cho mẹ một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà kéo xe suốt 80km.
Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình một cái, nhưng mẹ chỉ bảo: “Mẹ ít văn hóa, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đề̀̀u đỗ”.
Khi ấy mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn ra con đường đất xa xôi, cứ như thể con đường đất đó có thể thông tới tận Thiên Tân, đi thẳng tới Bắc Kinh. Tôi nghe mẹ bảo thế, không thấy đói nữa, chân không mỏi nữa…
Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của đời tôi.
Dưới khán đài, bao nhiêu đôi mắt đã ướt đẫm, tôi quay về phía người mẹ tóc hoa râm của tôi, cúi người kính cẩn…
Grant Sabatier: Đọc 250 cuốn sách trong 5 năm, tài sản tăng từ 2 USD đến 1 triệu USD
Cuộc đời người đàn ông khuyết tật Việt Nam đầu tiên được vinh danh trên Đại lộ Danh vọng Hollywood