Home / Chiến thuật, chiến lược kinh doanh / Làm sao để Panasonic kinh doanh tốt hơn, không bị điện máy xanh gây khó dễ?

Làm sao để Panasonic kinh doanh tốt hơn, không bị điện máy xanh gây khó dễ?

Hôm rồi Hương gặp một người em, em làm cho đơn vị Panasonic, có nói rằng hãng bị đơn vị Điện máy xanh(ĐMX) gây khó khăn, ép về giá cả và những quyền lợi khác.

Hương thích Nhìn lên chẳng bằng ai, nhìn xuống chẳng ai bằng mình!. Bạn có thể đọc tham khảo.

Thực ra Hương thấy nó cũng đơn giản, ai to người đó thắng.

ĐMX đã chi rất nhiều tiền cho việc xây dựng thương hiệu, mở chuỗi, lôi kéo khách hàng…và trở thành đơn vị nặng ký tại Việt Nam.

Đứng ở vị trí hiện tại, Hương thấy hiện nay Panasonic tại VN không có mở rộng quy mô nhiều, gần như họ đứng im. So với ngày xưa thì hiện nay Hương thấy Panasonic nhạt nhòa hơn, họ có vẻ phản ứng chậm với môi trường kinh tế hiện nay. Dường như Panasonic đang trông chờ nguồn thu từ việc các siêu thị mang lại khách hàng cho họ,.

Trong cuộc sống, hay kinh doanh đều cần cộng hưởng. Panasonic nên quảng cáo thu hút khách hàng nhưng hiện nay họ dường như không làm.

Làm sao để Panasonic kinh doanh tốt hơn, không bị điện máy xanh gây khó dễ?
Làm sao để Panasonic kinh doanh tốt hơn, không bị điện máy xanh gây khó dễ?

Một đặc thù của bên ĐMX là chỉ tiến không có bảo vệ sau lưng, họ chỉ tìm kiếm khách hàng mới, lại không chú trọng chăm sóc khách cũ nhiều. Vậy nên các siêu thị cứ đánh nhau, còn khách hàng thấy ưng ai, tiện ai, nhớ tới ai thì tới đó mua. Chẳng thế mà mặt bằng các đơn vị thi nhau tranh và đoạt, quảng cáo ầm ĩ…

Vì hậu chăm sóc khách hàng không có, vậy nên Panasonic nên chú trọng ở điểm này. Chẳng hạn lưu thông tin khách hàng mua hàng, sau khoảng bao lâu cần làm mới, thay, sửa đổi thì gọi điện thoại cho họ. Ví dụ Hương mua điều hòa, khoảng 1 năm cần lau bụi trong máy thì bên Panasonic nên gọi để tư vấn cũng như sắp xếp người qua,. Hoặc Hương mua máy gì đó của Panasonic khoảng vài năm hoặc 10 năm, đơn vị này cũng nên gọi hỏi và muốn cho người đi xem, có cần hỗ trợ gì không hoặc gợi ý đổi mới (phải có chính sách hỗ trợ khách đổi mới, hoặc giảm giá, cái này tùy đơn vị Panasonic đưa ra những điều kiện hợp lý. Đừng bảo ngay với chủ nhà, máy cũ quá rồi thay mới đi – chẳng khác nào vả vào mặt mình, bởi khách suy nghĩ tiêu cực ngay: Lừa đảo. Vì mỗi nước tâm lý văn hóa khác nhau. Tâm lý văn hóa người Việt thường hỏng nặng mới bỏ, còn dùng được còn tiết kiệm được,..nên Panasonic mới tới mà phán câu xanh rờn là sẽ mất lòng khách), cứ giúp khách 1 vài lần khi đổi mới chẳng thể nào quên thương hiệu của Panasonic. Được lòng khách hàng là sẽ thắng. Có thể nói đây là 1 trong nhiều cách xây dựng và duy trì thương hiệu – nó cũng được lòng người nhiều nhất.

Nếu biết cách sắp xếp thì không tốn nhân công chút nào cả. Đừng phình to mảng chăm sóc khách hàng quá, nó biến tướng thì chi phí phát sinh rất nhiều. Hàng hóa có thể bán về nhiều tỉnh thành thôn quê nhỏ lẻ, không nên mỗi nơi 1 văn phòng đại diện, lỗ vốn chết sớm. Nhân sự gọi thì tùy đơn vị sắp xếp, gọi từ bất cứ nơi đâu đều được. Có thể tuyển thợ sửa máy qua lắp ráp giúp khách bằng cộng tác viên. Phải có chính sách hậu mãi cho cộng tác viên để họ làm lâu năm, thì họ sẽ đảm bảo được phần chất lượng dịch vụ… Cái này sẽ phải tính rõ chi phí thông qua mô hình, Hương gợi ý qua chút thôi nhé.

Như Mobifone, Hương có 1 sđt nó cũng được nâng lên mức vip nhưng khoảng 2 tháng gần đây Hương ít dùng, đơn vị đó đã gọi hỏi xem có phàn nàn gì về dịch vụ hay không, có điều gì không ưng ý hay không? Điều này làm Hương rất ưng ý,. Ngày nay, trong kinh doanh đua nhau giảm giá, nếu không đấu được thì có thể đi con đường dịch vụ khác biệt để khách hàng nhớ tới mình.

Panasonic không muốn bị các đơn vị siêu thị làm khó hoặc gây khó khăn thì điều họ cần làm là tự biến mình thành 1 người mạnh, thành hot boy hot girl thu hút ánh nhìn của người khác. Panasonic cần tung các chiêu chiến lược để người tiêu dùng biết đến, chẳng hạn như chiến dịch quảng cáo giảm giá hoặc hỗ trợ lắp đặt tư vấn về máy lạnh mùa nắng nóng vừa qua, mọi mặt hàng khuyến mãi đều được áp dụng trên tất cả các siêu thị/ trên các địa điểm có bán sản phẩm của Panasonic.

Xem thêm Chiến lược marketing bán lược cho sư và bài học kinh doanh kinh điển

Chiến thuật marketing của Honda khiến doanh thu tăng 12 lần, sống sót tại thị trường Mỹ và trở thành một ví dụ “kinh điển”

Trong kinh doanh, đơn vị doanh nghiệp hoặc cá nhân tung chiêu quảng cáo để khách biết tới mình, để khách phải tới nơi bày bán hàng của bạn và hỏi về sản phẩm bạn.

Chính vì khách hàng nhớ tới bạn, tìm mua. Khi họ tới siêu thi mà không có hàng của bạn, thì đơn vị đó có thể mất khách, nhu cầu khách yêu cầu nhiều thì đơn vị siêu thị sẽ để ý tới bạn và mời chào bạn tới bày bán sản phẩm tại đó.

Vậy nên chỉ khi Panasonic trở nên mạnh mẽ thì sẽ không bị MX “dành” cho những chính sách ép giá và lợi ích không phù hợp,.

Đây gọi là cộng hưởng, 2 bên lôi kéo khách hàng về cho nhau. Tất nhiên Panasonic chỉ là một phần nhỏ trong hệ thống siêu thị bạt ngàn đồ nhưng nếu Panasonic làm được điều này, họ sẽ có vị trí tốt hơn tại siêu thị. Bạn nên biết rằng vị trí có thể quyết định bạn bán được nhiều gấp chục hay trăm lần hoặc ít đi hàng trăm lần đó. Cùng một địa điểm, cùng một mặt hàng kinh doanh mà tại sao vẫn có người kiếm bộn tiền, có người ngậm ngùi chịu lỗ?.

Nhưng Panasonic hiện nay không có tung chiêu nào cả, người tiêu dùng cũng dựa vào hiểu biết ngày xưa và thêm ngày nay các đơn vị điện máy khác quảng bá để so sánh, quyết định mua hàng bên nào.

Trong làm ăn kinh doanh sợ bỏ tiền túi ra, không đổi mới bản thân, không có chiến thuật thì về lâu về dài cũng không tồn tại được. 18 năm Nokia không có đối thủ, hình thức kinh doanh không thay đổi, không có chiến thuật mới vẫn bị ngã sấp mặt.

Yahoo có phần mềm chát nổi tiếng 1 thời, không đổi mới không kích thích khách hàng, từng là công ty lớn, được nhiều người mơ ước bởi chính sách đãi ngộ, lương cao,… cũng ngã đứng không nổi.

Vậy nên Panasonic không có thay đổi thì tâm lý người tiêu dùng Việt cũng sẽ quên, vị thế khi đã mất đi thì khó lòng lấy lại được. Chỉ cần đơn vị điện máy khác quảng cáo, người dùng thấy thích thì Panasonic lúc đó sẽ PHẢI đổ rất nhiều tiền để lấy lại vị thế này. Vậy tốt hơn luôn có chiến lược phòng thủ và tấn công song song.

Đứa em mình báo rằng đợt nắng nóng vừa rồi bán ra cũng không được là bao, cũng yêu cầu hãng quảng cáo nhưng họ không làm. Hương nghĩ, bởi vì họ đang có hệ thống siêu thị, bày bán hàng ở đó rồi nên nhu cầu quảng bá là không cần… Điều này là sai lầm với Panasonic, việc làm tung ra các chiến dịch quảng cáo để người tiêu dùng nhớ tới thương hiệu của họ và biết tới các chương trình mới của họ là điều cần thiết.

ĐMX chỉ lôi kéo khách hàng tới mua hàng nghìn sản phẩm có bày bán mà thôi. Panasonic mà gây được tiếng vang, đánh đúng tâm lý khách hàng thì mới gọi là thành công.

Ngày xưa Hương có thấy Panasonic quảng cáo nhưng họ không có đặc sắc riêng, toàn cho người có nổi tiếng quảng cáo nhưng lại không nhấn mạnh hãng khác biệt đơn vị khác như thế nào. Trong quảng cáo cần có slogan của chiến lược để tất cả các quảng cáo đi xa đi gần đều nhấn mạnh tới slogan đó, xoáy mạnh vào nó, đó là cách đánh vào tâm lý của người tiêu dùng. Cần có chú trọng việc mình cần người tiêu dùng nhớ tới mình là gì, mình hơn người ở điểm nào,..

Làm ăn kinh doanh mà không chi tiền ai nhớ tới bạn chứ? Vì sao diễn viên người mẫu cứ phải quần áo mới, đánh bóng bản thân liên tục? Bởi họ cũng đang kinh doanh trên chính cơ thể họ. Họ là 1 sản phẩm duy nhất của chính họ. Họ đầu tư quần áo, mỹ phẩm, khoe đồ, phô diễn tài năng của mình,… chỉ có 1 mục đích duy nhất thu hút người khác, nhớ tới thương hiệu là cái tên và khuôn mặt của họ, tài năng của họ. Chẳng thế mà gần như họ mỗi ngày 1 bộ đồ mới, update liên tục để báo chí tự nhào zô nói về họ. Họ chi tiền mới mình, báo chí họ không cần chi tiền nhưng vẫn sẽ nhào vô nói về họ, tự báo chí pr cho họ. Panasonic hay đơn vị nào cũng đều có thể làm điều này khiến báo chí tự tung hô cho mình.

Bạn có thấy các nghệ sĩ dù nổi tiếng nhưng vẫn luôn luôn làm mới mình không? Bởi họ không làm vậy người hâm mộ sẽ quên họ, các đối thủ, đàn em vươn lên. Thị phần người hâm mộ sẽ về tay người khác,..

Panasonic hay bất kỳ đơn vị nào cũng nên học hỏi cách thức pr của nghệ sĩ, rất hữu ích. Những người nghệ sĩ đi lên từ thực lực = chất lượng sản phẩm mà không tung tiền hoặc chiêu trò thì đi lên rất từ từ đôi khi chẳng lên, giờ hữu xạ tự nhiên hương không còn hữu ích nhiều nữa. Có những người không có năng lực nhưng nhờ bộ mặt = hình thức mẫu mã bên ngoài sản phẩm cũng có địa vị của mình thông qua “chiêu trò quảng bá” của mình. Chỉ là cách thức bạn quảng bá mình như thế nào thì hình thức vẫn có thể thắng chất lượng.

Hương thấy Panasonic có cả chất lượng và hình thức, chỉ cần thường xuyên mới mình thông qua nhiều hình thức để người tiêu dùng nhớ họ là được.

Xem thêm Chiến lược marketing đại tài của Heinz, Úp ngược chai tương cà

Kem Thủy Tạ đầu tư và quảng cáo ồ ạt kinh doanh ngày càng sa sút. Vậy Thủy Tạ phải thay đổi như thế nào trong cuộc chiến này?

About Mai Hương

Mai Hương thích cuộc sống tiến về phía trước, thích học hỏi, thích động lực vươn lên của con người trên thế giới. Hương thích chia sẻ những động lực, nghị lực phi thường của con người. Hy vọng có thể giúp ích cho ai đó! Cuộc đời là hành trình, hãy sống mà không hối tiếc với tâm sáng não lạnh nhé! Qúy Anh/Chị/Em có thể liên hệ với Hương qua email: maihuongreview@gmail.com nhé!

Check Also

Thành công dài hạn của công ty phụ thuộc bạn phản ứng hiệu quả tới đâu

Thành công dài hạn của công ty phụ thuộc bạn phản ứng hiệu quả tới đâu

Công ty nào cũng đang ở trong một trận chiến sống còn để bảo vệ ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *