Khi kinh doanh online mọi thứ được gói gọn hơn, chi phí cũng thấp hơn nhưng khi từ online sang offilne thì mô hình nó lại khác, có những khó khăn và bất lợi bản thân mỗi người cần phải biết.
Kinh nghiệm cá nhân này không phải của Hương, mà là của bạn Hồ Chí Quyết. Hương cũng hữu dụng, có thể giúp các bạn có cái nhìn về mô hình chuyển đổi kinh doanh từ online sang truyền thống offline. Khi chuyển đổi mô hình kinh doanh, con người được và mất cũng nhiều, bạn có thể xem về sự chuyển đổi mô hình kinh doanh của Tiki tại Lợi thế khi Tiki chuyển mô hình kinh doanh từ B2C sang Marketplace.
Bạn này khi chuyển đổi mô hình kinh doanh offline là cũng có một số vốn nhất định. Mạnh vì gạo bạo vì tiền, khi có tiền người ta thường tham lam hơn, muốn nhiều hơn, bỏ tiền đầu tư ầm ầm hơn. Bạn Quyết có vốn nên suy nghĩ của bạn ấy sẽ khác so với người ít vốn. Vậy nhưng tâm lý chung quy khá giống nhau. Hy vọng bạn sẽ tiết kiệm được học phí cho mình từ bài học này.
Với người vốn ít thì con đường đi tốt nhất là làm online, một mình có thể làm được với mô hình nhỏ lẻ cũng được, nhưng khi muốn lấn sân sang mô hình offline thì nó khác đi nhiều hơn rất nhiều.
Dưới đây là kinh nghiệm kinh doanh từ online sang offline với những cái ngu mà nhiều người sẽ mắc phải nên tránh!
1. Nhiều người làm tốt ở mảng kinh doanh online. Vậy nên ở mảng offline họ sẽ có tâm thế tự tin, tự tin về lợi thế marketing sẽ kéo khách hàng đến cả hàng offline, nhưng đâu biết rằng kéo khách đến chỉ là 1 bước rất nhỏ trong kinh doanh. Chiến thuật tuyệt đỉnh trong kinh doanh, bạn nên học hỏi tại Chiến lược marketing bán lược cho sư và bài học kinh doanh kinh điển.
2. Bệnh ngộ tiền: Nhiều người giàu lên nhờ kinh doanh online, kiếm tiền quá nhanh và quá dễ dàng dẫn đến việc “ngộ tiền”. Đến lúc chuyển sang kinh doanh offline mọi thứ đều quy ra tiền ads/ngày cho dễ. Khi làm online cách tính nó sẽ rất khác, tiền COD xoay vòng trong tuần, hàng nhập về trong tuần, khách hàng chuyển đổi đếm đơn ngay trong ngày để đo hiệu quả, chi phí đầu tư ban đầu không cao.
Còn khi làm offline thì tầm nhìn phải xa hơn nhiều, chuyển đổi khách hàng lâu hơn, đo đếm hiệu quả rắc rối hơn vì bị đan xen giữa online và offline. Nhưng vẫn sử dụng tầm nhìn khi làm online và áp dụng vào làm offline đầu tư 1 cách vô tội, tâm thế cứ phải đồ mới nhất, đắt nhất…..
Khi chuyển sang offline mà không tối ưu chi phí dẫn đến chi phí tăng cao nhưng doanh thu thì chưa kịp đến khiến dễ nản và bỏ cuộc.
3. Không tập trung vào giá trị cốt lõi mà chỉ tập trung vào lợi thế marketing để kéo khách hàng.
Khi kinh doanh online khác rất nhiều so với offine. Tầm nhìn cần nhìn xa hơn, xoay vòng vốn lâu hơn, quản lý nhân sự rất quan trọng. Từng ánh mắt nụ cười của nhân viên bán hàng sẽ quyết định bạn sống tiếp hay sẽ giải tán. Kéo khách đến là 1 chuyện, chuyển đổi ra doanh thu hay không lại là 1 chuyện và cái sống còn nữa là khách có quay lại hay không lại là 1 chuyện hoàn toàn khác.
Trong khi làm online thì bạn có thể làm kiểu hớt váng, hoặc ít nhất khách hàng không trực tiếp tiếp xúc với nhân viên bán hàng mà chỉ qua chat và gọi điện. Phạm vi tiếp cận khách hàng khi làm online rộng hơn, toàn quốc hoặc thậm chí là toàn cầu. Một khách hàng không hài lòng cũng không quá ảnh hưởng đến công việc kinh doanh (cần thiết thì block).
Nhưng phạm vi tiếp cận khách hàng ở cửa hàng offline rất bé, chỉ trong phạm vi thành phố, thậm chí là chỉ trong phạm vi quận, phường…. nên nếu bạn không chú trọng vào chất lượng từ đầu thì dù giỏi online, kéo khách tới nhanh như nấm mọc sau mưa, không giữ chân được khách thì tốc độ giải tán offline cũng nhanh không kém. Vì với lượng khách hữu hạn đấy mà đến người ta không ưng ý thì vài tháng hết khách để trải nghiệm rồi còn đâu ra nữa mà kéo.
4. Quá tự tin về sức mạnh của bản thân dẫn đến nhảy qua quá nhiều mảng. Não bộ con người là thứ vô lường, khi thành công ở một khía cạnh nào đó con người ta thường có tầm nhìn hoặc tầm ao ước nên rất thích lấn sân sang lĩnh vực khác, nếu có sẵn tiền trong tay.
Vậy nhưng bạn cần nhớ, có thể bạn pro ở mảng này, qua mảng khác cũng chỉ là newbie phải bắt đầu tìm hiểu mọi thứ như 1 người bình thường không hơn không kém.
Lợi thế kinh nghiệm lúc đó chưa chắc đã dùng được cho mảng mới này. Vậy nhưng tâm thế con người lúc đó ở dạng năng lượng cao nhất, máu muốn làm liều nhất dẫn đến sml nhanh hơn nữa. Vì muốn thành công ở bất cứ mảng nào đều phải học và trả giá rất nhiều. Còn cái gì lên nhanh thì cũng xuống rất nhanh.
Tốt nhất thắng không kiêu bại không nản, tự tập cho mình một cái đầu lạnh đề nhìn nhận vấn đề sáng suốt hơn, đừng lấy cái “tôi”, cái gọi là sĩ diện vào trong kinh doanh. Chết rất nhanh.
Trong cuộc sống, tốt nhất là nên có kế hoạch để bám theo, bạn có thể đọc thêm về Bạn muốn làm gì, muốn trở thành ai điều bạn cần là có kế hoạch mục tiêu chi tiết.
5. Bị ám ảnh bởi 6 chữ “hệ thống trải dài toàn quốc”. Rất nhiều người luôn muốn có 1 chuỗi cửa hàng trải dài toàn quốc. Tâm lý chung này rất nhiều người mắc phải.
Làm chuỗi thực sự không khó, với hình thức nhượng quyền, tìm đại lý và tình trạng lạm phát gia tăng người dân không muốn bỏ tiền vào ngân hàng như hiện nay. Thì huy động vốn để mở đại lý rất dễ. Tuy nhiên mở ra thì dễ, nhưng làm sao để nó sống sót và phát triển được mới khó. Có nhiều đơn vị nhượng quyền và tuyển đại lý chẳng qua chỉ là bài toán đẩy hàng tồn. Nhận được tiền xong rồi thì sống chết mặc bay. Để vận hành được 1 chuỗi cửa hàng cần trình độ quản lý cực cao để duy trì được chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nhân viên ở tất cả các cửa hàng.
Trong mọi thứ quản lý thì quản lý nhân sự, quản lý con người là cái khó nhất. Vì không có thứ gì phức tạp như con người cả. Vì thế nhiều người chết ở việc mở quá nhanh mà không kiểm soát được dẫn đến vỡ dây chuyền. Vậy Trị người như thế nào? Quản lý con người cũng là một trò chơi.
Có thể nói, cái gọi là hệ thống trên toàn quốc của nhiều người chẳng qua chỉ khiến phần bài viết khi chạy quảng cáo dài ra hơn 1 chút do có thêm mục danh sách cửa hàng mà thôi, làm không tốt thì khách cũng chả thèm đọc. Trừ khi bạn chơi bài toán mở thật nhanh, phủ thị trường thật nhanh sau đó bán thương hiệu thì cái này lại phải bàn sau.
Vậy nên,
– Khi pro ở 1 mảng này thì nhảy sang mảng mới cũng chỉ là newbie, đừng quá tự tin.
– Mọi thứ mình tính toán đều đúng, nhưng có đi đúng hướng được như kế hoạch đã vạch ra hay không phụ thuộc rất nhiều vào nhân sự. Nhân sự chưa cứng thì đừng vội mở rộng.
– Kinh doanh online hay offline đều phải tập trung vào chất lượng sản phẩm dịch vụ. Lúc đó kết hợp mkt vào mới mạnh, giá trị cốt lõi chưa có thì đừng vội làm mkt rầm rộ.
Bạn có thể học được thêm về marketing của Honda, bạn xem tại Chiến thuật marketing của Honda khiến doanh thu tăng 12 lần, sống sót tại thị trường Mỹ và trở thành một ví dụ “kinh điển”.
– Luôn sẵn sàng trong tâm thế mới khởi nghiệp, tối ưu từng đồng chi phí bỏ ra. Chứ đừng startup với tâm thế đang dư tiền.
– Tư duy của người kinh doanh online và kinh doanh truyền thống khá khác nhau, nếu chưa đủ cứng, đừng quá ham hố. Làm cái gì cũng phải nghiên cứu kỹ, nhìn ra cơ hội thì cũng phải nhìn thấy được rủi ro, phải tính ra các phương án dự phòng cho các trường hợp ngoài ý muốn.
Tuổi trẻ bồng bột, hung hăng cũng tốt nhưng đừng hung hăng quá vì học phí sẽ cao lắm các bạn ạ!
Nếu bế tắc, bạn xem này Thoát khỏi bế tắc như thế nào?