Nhờ có tầm nhìn, lợi dụng nhân lực rẻ, đong đếm chi tiết chi phí, sử dụng robot may cho rẻ,… đã giúp Nike có lãi gấp 2,5 lần Adidas (đối thủ truyền kỳ), đang “bỏ rơi” các đối thủ của mình với tỷ suất lợi nhuận vượt trội.
Xem thêm Chiến lược marketing đại tài của Heinz, Úp ngược chai tương cà
Việc cắt giảm chi phí này đòi hỏi người quản lý phải thực sự tâm đắc đam mê với công việc, với công ty mới có thể nhìn ra được. Bởi công ty càng lớn hệ thống của nó càng rộng, sự kiểm soát tối đa càng khó, chi phí phát sinh càng nhiều. Sự lãng phí càng cao. Hương thấy Go Việt cần học hỏi việc thắt chặt chi tiêu của Nike. Trong phân tích Go Việt bắt đầu khai chiến với Grab, cuộc chiến nghiêng về ai? Hương thấy đơn vị này chưa thực sự chú tâm tới giảm chi phí.
Không chỉ Nike mà nhiều hãng đã nhìn ra tác dụng của cắt giảm chi phí sẽ giúp họ tăng doanh thu. Chẳng hạn như Vinawind báo lãi gấp 2,5 lần so với cùng kỳ sau khi cắt giảm được 90% chi phí bán hàng; FPT Online báo lãi 108 tỷ đồng nửa đầu năm 2018 sau khi cắt giảm chi phí quản lý,…đối thủ của Nike – Adidas cũng cắt giảm chi phí đấy nhưng Hương đang nói về Nike. Kinh doanh mà, giảm chi phí tăng lợi nhuận.
Nike không chỉ cắt giảm chi phí 1 mặt mà gần như mọi mặt, từ sản xuất, vận chuyển cho tới thuế.
Giày thể thao là một trong những sản phẩm tập trung nhiều sức lao động, và với chi phí lao động cao “chót vót” tại Mỹ và Châu Âu, việc sản xuất giày ở những thị trường lớn nhất này gần như là “tự sát”.
Những nước Châu Á nói chung và những nước nghèo nói riêng, đặc biệt Châu Phi là nơi các hãng lớn hướng tới để sản xuất hàng cho họ bởi giá thành nhân công rẻ. Những năm gần đây, chi phí nhân công ở các nước Châu Á như Việt Nam hay Trung Quốc đều tăng. Do vậy các hãng đang có xu hướng hướng tới Châu Phi hoặc sử dụng nguồn lực từ robot.
Gần 99% lượng giày thể thao tại Mỹ được sản xuất ở nước ngoài. Nhưng đối với Nike, công ty này không chỉ sản xuất hoàn toàn ở các nước có nhân công giá rẻ, mà còn buộc hơn 85% đối tác sản xuất của mình phải áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn và đưa cắt giảm chi phí trở thành ưu tiên số 1.
Tất cả nỗ lực trên đã giúp Nike tiết kiệm được 0,15 USD (khoảng 3.500 đồng) cho mỗi đôi giày của mình. Con số nhỏ này được nhân với hơn 900 triệu sản phẩm được cho ra lò mỗi năm, đem về một lợi thế cạnh tranh có một không hai trên thị trường cho Nike.
Trong nội bộ, Nike luôn hạn chế rủi ro và kích thích cạnh tranh nội bộ bằng cách trải đều đơn hàng của mình cho các nhà máy, hiện không có một nhà máy nào đang sở hữu hơn 5% sản lượng toàn cầu của Nike.
Không chỉ sản xuất, Nike còn sở hữu một hệ thống các công ty thu mua với văn phòng chính đặt ngay sát nguồn nguyên liệu. Bước đi này giúp Nike cắt được phí “trung gian” và tận dụng khả năng am hiểu địa phương để đem về nguồn nguyên liệu đầu vào với giá thấp nhất thị trường.
Bằng những chiến thuật cắt giảm chi phí trên, Nike trở thành một trong những tập đoàn sản xuất có mức chi phí sản xuất và vận hành tốt nhất, đem lại lợi nhuận gấp 2,5 lần trên mỗi sản phẩm bán ra so với đối thủ truyền kiếp của mình là Adidas.
Nike liên tục đổi mới
Với một doanh nghiệp thì việc đổi mới là việc cần thiết trong chuỗi phát triển. Tuy nhiên thay đổi phải phù hợp xu thế, nếu thay đổi không kích cầu được thì lượng hàng tồn kho cực nhiều. Về lâu về dài nguy cơ phá sản cực cao. Ví như H&M đang có lượng hàng tồn kho 4,3 tỷ USD và tăng dần theo thời gian. Không phải anh gây dựng được thương hiệu được chỗ đứng sản phẩm nào của anh cũng sẽ được yêu thích. Vậy nên cứ theo xu hướng được thì người trẻ mới gây dựng sự nghiệp mới gây dựng được thương hiệu vẫn có chỗ đứng, còn cây gạo cội như Nokia 18 năm không đối thủ vẫn phải gục. Đổi mới là tốt là xấu.
Nike đã trở thành thương hiệu thời trang có giá trị nhất thế giới với doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm, nhưng hãng vẫn rất khiêm tốn khi tự nhận rằng Chuỗi cung ứng của mình hiện vẫn chưa thật sự hoàn hảo và cần tiếp tục đổi mới để phát triển. Và họ vẫn đang trên con đường đổi mới hơn nữa.
Việc nhận thức vị thế của mình, hiểu mình sẽ giúp không chỉ Nike mà bất kỳ 1 đơn vị hay 1 cá nhân đều biết cách cắt giảm chi phí cho mình cực kỳ hiệu quả.
Khả năng quản lý
Đây là điều quan trọng nhất, trong năm 2018 FPT Online báo lãi 108 tỷ đồng sau khi cắt giảm chi phí quản lý. Quản lý con người là điều khó nhất, tốn kém nhất. Vậy nên cắt giảm được khâu con người là điều nên làm. Một số hãng đã và đang chuyển hướng dùng robot – tuy lợi nhưng có hại. Hương sẽ chỉ ra sau.
Nike thể hiện sức mạnh quản lý của mình bằng việc họ nắm rõ đến “từng đôi vớ” trên khắp mạng lưới phân phối toàn cầu của mình, từ các sản phẩm trong nhà máy sản xuất, đến những sản phẩm đang “lơ lửng” trên biển hoặc được trưng bày khắp nơi trên thế giới. Khi có tầm nhìn rộng bao nhiêu bạn sẽ biết mạnh yếu thế nào mà bổ sung cắt giảm cho hợp lý. Khi họ hiểu và nắm được vị trí từ đôi vớ nhỏ nhất đang ở đâu họ sẽ tính toán được chi tiết chi phí và doanh thu họ sẽ đạt được.
Nhưng tham vọng của Nike không chỉ dừng lại ở đó, với mục tiêu giữ vững thị trường, nhãn hiệu khổng lồ này tiến thêm một bước nữa khi cố gắng thu thập thông tin về các sản phẩm của đối thủ đang có mặt trên thị trường và so sánh nó với tồn kho hiện có của Nike.
Các dữ liệu này sẽ giúp Nike luôn nhanh hơn đối thủ một bước trong việc đưa ra quyết định cho phù hợp với thị hiếu thường xuyên biến đổi của thị trường.
Phân tích
Để cắt giảm chi phí không phải tự nhiên cắt là cắt được, cần được phân tích kỹ càng. Nike chú trọng vào việc phân tích và dự báo để đưa ra toàn bộ quyết định của tập đoàn.
Để đáp ứng được số liệu thống kê này, Nike đã dần áp dụng Trí tuệ nhân tạo để phân tích và làm rõ các nhu cầu phát sinh mà không một chuyên gia con người nào đủ khả năng xử lý. Hệ thống Dữ liệu lớn cũng bắt đầu được áp dụng để đem về hàng loạt thông tin sản xuất, vận chuyển và bán lẻ để làm nền tảng cho mọi quyết định.
Cách này giúp Nike có tầm nhìn xa hơn đối thủ, bám sát thị hiếu tăng hiệu suất bán hàng, giảm chi phí hàng tồn đọng và nhiều chi phí phát sinh khác khi có số liệu.
Các bạn không rõ có thích số liệu không nhưng riêng Hương, Hương cực kỳ thích nhìn số liệu, nó sẽ cho bạn nhìn thấy tương lai. Càng phân tích kỹ, nhìn càng thấu.
Đô thị hóa
Liên hiệp quốc dự báo 60 đến 72% dân số thế giới sẽ đổ xô về các thành phố lớn từ giờ cho đến năm 2050. Tuy là một “ác mộng” đối với những nhà quy hoạch đô thị, nhưng đối với các nhãn hiệu như Nike, đây là một cơ hội để thống lĩnh những thị trường có diện tích nhỏ nhưng doanh thu lớn.
Vì thế, gã khổng lồ Nike đã bắt đầu đưa vào sử dụng các kho hàng gần đô thị với tốc độ xử lý đơn hàng nhanh, kết hợp với hệ thống giao hàng phức tạp ngay trong thành phố, giúp khách hàng có ngay sản phẩm mình mong muốn với tốc độ nhanh nhất.
Ngày nay tại Việt Nam, các đơn vị cũng đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn hàng nhưng xem ra Tiki vẫn là đơn vị có tốc độ nhanh hơn một chút so với những đơn vị khác. Bạn có biết về Lợi thế khi Tiki chuyển mô hình kinh doanh từ B2C sang Marketplace, xem phân tích của Hương để thấy rõ nhé!
Tương lai của sản xuất
Xu thế trong tương lai là sử dụng robot thay thế nhân lực con người, họ muốn chuyển sang sản xuất tự động. Nike cũng không ngoại lệ.
Kể từ năm 2015, Nike đã bắt tay cùng Flex – một công ty công nghệ cao nhằm đưa thêm máy móc vào quá trình sản xuất giày vốn cần nhiều nhân công.
Việc sử dụng công nghệ cao vào sản xuất không chỉ chịu trách nhiệm sản xuất một số sản phẩm của công ty, mà còn đảm nhiệm việc thử nghiệm các cải tiến mới, sau đó sẽ áp dụng trên khắp chuỗi của Nike. Ví dụ như cắt bằng laser hay ghép tự động.
Với Nike, việc chuyển đổi theo hướng tăng cường tự động hoá có hai lợi ích lớn. Thứ nhất, với việc giảm chi phí, Nike có thể cải thiện đáng kể lợi biên nhuận của mình. Ngoài ra, điều này còn giúp công ty tạo ra các mẫu thiết kế mới nhanh hơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng với gu thời trang ngày càng cao.
Tuy nhiên việc dùng robot cũng có mặt hại, Nike sẽ phải dự trù sự quay lưng của khách hàng, luật của các nước bởi nguồn nhân công Nike đang sử dụng khá lớn. Nike là một trong những nhà tuyển dụng đa quốc gia lớn nhất thế giới, với hơn 493.000 công nhân từ 15 quốc gia đang tham gia sản xuất giày tại đây. Để sản xuất toàn bộ các sản phẩm, các nhà máy của Nike tuyển dụng 1,02 triệu công nhân tại 42 quốc gia.
Hiện nay, nhiều quốc gia lo sợ rằng robot sẽ cản trở quá trình công nghiệp hoá của họ. Nếu Nike quyết định tăng cường tự động hoá và chấm dứt sản xuất tại châu Á, thì công ty này có thể vướng phải một tranh chấp chính trị khác.
Nike cho biết doanh thu tăng sẽ cho phép họ tăng cường tự động hoá mà vẫn duy trì được số lượng nhân công như hiện nay.
Bạn có quan tâm về Lazada, có thể xem Lazada Express tăng cường xe đạp, xe 3 bánh, xe đạp điện trong vận chuyển hàng hóa: có thực sự hiệu quả?