Home / Chiến thuật, chiến lược kinh doanh / Gài bẫy trong đàm phám của doanh nhân Do Thái Jofer

Gài bẫy trong đàm phám của doanh nhân Do Thái Jofer

Trong cuộc sống, nhất là làm ăn thì thương trường như chiến trường, càng hiểu rõ đối phương càng nắm phần thắng cao. Xuề xòa trong cuộc sống có thể được, xuề xòa với người có thể được nhưng xuề xòa với mình, thiếu hiểu biết mà mang thương đi đánh người cái chết sẽ cận kề.

Trong kinh doanh, càng hiểu rõ đối phương càng giúp người làm ăn kinh doanh không ngã ngựa. Maihuongreview.com thấy hành sự tuyệt vời trong đàm phán của doanh nhân Jofer người Hà Lan có thể là bài học hữu ích cho bất cứ ai, có thể ứng dụng trong cuộc sống đời thường hay trong làm ăn kinh doanh buôn bán.

Đây là nói về cuộc đàm phán thương mại thành công lớn của doanh nhân Jofer người Hà Lan với đôi tác  Sanyo của Nhật.

a – Rất coi trọng tin tình báo

Jofer là người Do Thái sinh sống tại Hà Lan. Với người Do Thái nói chung và với Jofer nói riêng đặc biệt cọi trọng công tác tình báo, rất thích hỏi han nhằm moi tin tức.

Chính nhờ có tinh thần cố chấp và cẩn trọng đó, họ tinh thông nghiệp vụ và làm tốt công tác chuẩn bị cho từng cuộc đàm phán thương mại. Vậy nên rất nhiều người Do Thái thành công trên chiến trường kinh tế.

Hỏi han, tìm hiểu thật chi ly – bí quyết đàm phán thành công của doanh nhân Do Thái. Đặc biệt, trong các cuộc đàm phán quốc tế lớn họ lại càng chú trọng công tác tình báo.

Gài bẫy trong đàm phám của doanh nhân Do Thái Jofer
Gài bẫy trong đàm phám của doanh nhân Do Thái Jofer

Nhà kinh doanh điện khí Do Thái ở Hà Lan, Jofer dự định nhập một sô” đồng hồ của công ty đồng hồ Sanyo Nhật. Trước khi đàm phán 2 tuần lễ, ông đã mời một luật sư người Nhật am hiểu luật pháp nước này làm cố vấn đàm phán và giao nhiệm vụ cho ông ta thu thập tin tức tình báo về công ty Sanyo.

Luật sư Nhật lập tức bắt tay vào việc thu thập tin tức. Qua điều tra sơ bộ, ông ta phát hiện thấy nhiều điều rất hấp dẫn.

Ví dụ về quản trị kinh doanh, tình hình tài chính của Sanyo 6 tháng nay kém sáng sủa, đang cần được cải thiện. Loại dồng hồ du lịch và đồng hồ báo thức Jofer định đặt mua đã được Sanyo khoán cho một công ty Đài Loan và một xí nghiệp Nhật sản xuất. Công ty đồng hồ Sanyo là một xí nghiệp do gia tộc quản lý, hiện nay do nhân vật sô” 2 điều hành công việc. Tổng giám đốc công ty này có tác phong điềm đạm, chững chạc…

Tuy tin tức không nhiều, nhưng lại rất quan trọng, về mặt giá cả có thể sẽ dao động lớn. Nếu cần Jofer có thể trực tiếp đặt mua đồng hồ ở Đài Loan. Tổng giám đốc công ty này là người trọng chữ tín, cơ bản sẽ tuân thủ hợp đồng. Tin tình báo về việc Sanyo đặt hàng cho Đài Loan sản xuất hết sức quan trọng, được ví như con bài “tổng” trong đàm phán sắp tới.

Sau khi đến Nhật, Jofer lập tức gặp vị luật sư Nhật bàn bạc công việc trong đàm phán. Hai người trao đổi trên 10 tiếng đồng hồ.

Jofer mong muốn tìm hiểu tình hình giới công thương Nhật, sau đó hỏi kỹ một sô’ chi tiết về luật pháp liên quan đến bản hợp đồng sắp ký, rồi nghiên cứu cẩn thận. Khi chuyện trò với luật sư, ông ta quan tâm nhiều đến văn hóa dân tộc Nhật, tìm hiểu cặn kẽ. Thực tế, trong bất cứ hoàn cảnh kinh doanh nào, càng hiểu rõ về văn hóa phong tục tập quán nơi mình làm ăn bạn sẽ nhận ra nhiều điều thú vị giúp bạn có suy nghĩ chiến lược tốt.

Trong đàm phán nếu gặp trắc trở, ông ta giữ thái độ trầm lặng, không vội đưa ra phương án thay thế. Jofer và luật sư thỏa thuận sẽ tùy tình hình thực tế trong đàm phán để giải quyết các vấn đề giá hàng, điều kiện thanh toán và một sô” chi tiết khác. Sau đó, luật sư trao đổi cụ thể về sự khác biệt giữa pháp luật hai nước Nhật – Hà với Jofer để ông có phương án tác chiến mới.

b – Gài bẫy trong đàm phán.

Khi hai bên sắp bắt đầu đàm phán, công ty Sanyo đã thảo sẵn một bản hợp đồng. Jofer bàn bạc với hai luật sư, quyết định áp dụng sách lược đi đường vòng quanh bản hợp đồng đó.

Trong hợp đồng do phía Hà Lan dự thảo có một điều nói về vấn đề trọng tài khi hai bên có tranh chấp. Công ty Sanyo đề nghị hội đồng trọng tài ở Osaka chịu trách nhiệm xét xử tranh chấp. Điều đáng chú ý trong việc lựa chọn trọng tài, nguyên nhân xảy ra tranh chấp trong hợp đồng thuộc loại giao dịch mua bán thường do có một bên không chịu thanh toán hoặc sản phẩm có vấn đề về chất lượng. Khi xảy ra tranh chấp, tốt nhất hai bên cùng ngồi lại bàn bạc giải quyết, kiện cáo chỉ là biện pháp bất đắc dĩ. Tuy nhiên, còn một cách khác nữa, trong hợp đồng quy định về cơ quan trọng tài được cả hai bên chấp nhận.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới thường lập ra cơ quan trọng tài xét xử các vụ tranh chấp trong thương nghiệp. Mục đích tố tụng ở tòa án và trọng tài tuy giống nhau nhưng kết quả lại khác nhau. Trọng tài dù được tiến hành ở bất kỳ nước nào, kết quả xét xử cũng có hiệu lực ở khắp các nước. Còn phán quyết của tòa án lại khác, các nước vốn có luật pháp riêng, phán quyết chỉ có hiệu lực tại nước ra phán quyết. Có nghĩa là phán quyết của tòa án Nhật, chỉ có hiệu lực ở Nhật còn ở Hà Lan không có tác dụng. Phán quyết của tòa án Hà Lan cũng chỉ có tác dụng ở nước sở tại. Lúc này, trọng điểm suy nghĩ của Jofer, xét xem liệu bản hợp đồng đó có điều gì phát sinh tranh chấp không, nguyên nhân xảy ra tranh chấp tại đâu, nên dùng cơ quan trọng tài hay nhờ tòa án xét xử. Bạn cần hiểu rõ luật quốc tế, nhất là đơn vị trọng tài. Đọc về vụ của Sanyo bạn sẽ có 1 cái nhìn về tầm quan trọng của hiểu biết luật.

Đối với Jofer vấn dề rắc rối dễ xảy ra nhất, hàng hóa nhận được không có chất lượng phù hợp. Tuy nhiên, trong hợp đồng đã ghi rõ nhận hàng rồi mới trả tiền, nếu khi thấy chất lượng không phù hợp, ông có thể từ chối thanh toán. Lúc đó, công ty Sanyo sẽ hiện cáo hàng hóa đúng chất lượng theo yêu cầu. Trong trường hợp này, nếu trọng tài ở Nhật, Jofer sẽ bị bất lợi nhiều, nếu trọng tài ở Hà Lan sẽ bị Sanyo phản đối. Lúc này, tiêu điểm tranh chấp giữa hai bên, vấn đề trọng tài ở nước nào?? Jofer đưa ra đề nghị sau: “Chúng ta đều biết đụng đến trọng tài rất rách việc, để đề phòng xa, tôi đề nghị đưa ra xét xử ở tòa án Nhật”.

Câu nói này của Jofer, các bạn đã thấy ngay mưu mẹo và cái bẫy gài trong đó. Nếu hai bên có tranh chấp, đưa vấn đề đó ra tòa án Nhật. Phán quyết của tòa án Nhật vô giá trị ở Hà Lan, dù người Nhật có thắng kiện cũng không thi hành án được(hiểu luật rất quan trọng thưa bạn). Như vậy, nếu xảy ra kiện cáo, Jofer không cần ra tòa trình diện cũng không sao và cũng không phải trả án phí.

Sau khi đã sắp xếp cụ thể nội dung của cuộc đàm phán, Jofer và luật sư ung dung dạo chơi, thăm thú những điều mới mẻ.

c – Khéo khống chế cục diện đàm phán

Bắt đầu vào đàm phán, Jofer phát biểu trước, khá ngắn gọn:

– Tôi đã đi nhiều nước nhưng đến Nhật cảm thấy rất thú vị, đất nước các bạn đẹp quá! Sản phẩm của quý công ty có chất lượng đáng tin cậy, rất có tiềm lực phát triển. Nếu mở được thị trường ở châu Âu, hai bên chúng ta đều có lợi. Do đó, tôi rất mong hai bên có thể hoàn thành việc hợp tác này.

Tuy lời phát biểu ngắn gọn nhưng khiến người Nhật rất thích thú. Đây chẳng qua chỉ là chiêu võ thứ nhất của Jofer mà thôi.

Mấy vị đại biểu phía Nhật đều lớn tuổi hơn Jofer, tỏ ra rất chắc chắn, chỉ hàn huyên đôi ba câu xã giao. Tiếp đó, cuộc đàm phán tiến triển rất thuận lợi. Hầu như tất cả các vấn đề chủng loại đồng hồ, khu vực đại lý, kỳ hạn hợp đồng… đều không khác nhau lắm. Đó là kết quả Jofer mong đợi và chính ông đã cố ý chọn ra các vấn đề nhỏ dễ thống nhất đó để thảo luận. (Chiến lược của Jofer là đầu xuôi đuôi lọt, đi từ dễ trước để có thể nhận được sự đồng tình từ đối phương)

Giải quyết vấn đề dễ trước khó sau, chính là một kỹ xảo trong đàm phán. Khi bước vào đám phán, cả hai bên còn cảm thấy bỡ ngỡ nên chú ý đề phòng. Nếu đưa ngay vấn đề gay cấn, sẽ dễ có tranh chấp khiến cho cuộc đàm phán khó tiến triển. Nêu vấn đề từ dễ đến khó sẽ khiến cả hai bên hiểu nhau sâu hơn, dễ ổn định tâm tư hai bên. Một khi phần lớn các vấn dề đã được thỏa thuận chỉ còn lại một hai vấn đề cá biệt có mâu thuẫn, cả hai bên sẽ vui vẻ cùng nỗ lực. Khi đó, không bên nào muốn các kết quả đã đạt được biến thành bọt xà phòng.

d – Giấu gươm, thiêng 

Công ty Sanyo có ý kiến sau: Không chịu trách nhiệm khi bán sản phẩm của mình ở châu Âu nếu bị một bên thứ ba kiện cáo vì đã xâm phạm vào thiết kế, thương hiệu hoặc bằng sáng chế của họ”.

Jofer không thể dồng ý bởi rất có thể sẽ xảy ra trường hợp một công ty nào đó sẽ kiện cáo bởi thiết kê của họ đã bị bắt chước hoặc mô phỏng. Nếu thực sự xảy ra trường hợp đó, Jofer sẽ phải trả án phí và sẽ bị tổn thất lớn. Khi đó hàng không bán được nữa, tình hình sẽ rất khốn đốn, mặc dù khả năng xảy ra điều nguy hiểm này rất thấp.

Về điểm này Sanyo không chịu nhường nửa bước, còn Jofer phải cứng rắn để làm đệm lót cho trận tranh chấp về giá cả sắp xảy ra. Một bên đã quyết không nhân nhượng, bên kia không thể không nhường bước.

Trong đàm phán, việc sắp xếp chương trình rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới kết quả đàm phán. Từng có nhiều người bị những đối thủ thông minh hơn, tai quái hơn dắt mũi.

Trong cuộc đàm phán này, nếu Jofer đưa ngay vấn đề giá cả, ông ta sẽ để mất một con át chủ bài kiềm chế đối phương. Đúng như dự kiến của Jofer, phía Nhật cam kết bảo đảm chất lượng sản phẩm nhưng nhất quyết không chịu bảo đảm sản phẩm của họ.

Sau khi giằng co khá lâu, Jofer đưa ra phương án số 1:

– Nếu xảy ra tình trạng bị kiện và bên tôi thua kiện, khi đó có hai loại phí tổn: án phí và phí bồi thường. Tôi đề nghị phía chúng tôi sẽ chịu án phí và phía các ông chịu trả phí bồi thường.

– Không được! – Bên Nhật từ chối.

– Vậy hai bên cùng chịu toàn bộ phí tổn, mỗi bên trả một nửa.

– Không! – Người Nhật vẫn trả lời rất dứt khoát.

Không khí đàm phán có phần căng thẳng. Jofer tỏ vẻ nhân nhượng:

– Vậy quý công ty chỉ phải đền bù tối đa 50 triệu Yên, số còn lại dù lớn bao nhiêu cũng sẽ do phía chúng tôi gánh chịu.

Công ty Sanyo vẫn từ chổi. Cách làm của họ chính là một tác phong Nhật điển hình: Khăng khăng không chịu nhân nhượng cũng không chịu chủ động đề ra phương án giải quyết. Nhưng nếu ậốì phương nêu phương án mới họ cũng từ chối không đồng ý.

Jofer thất vọng, nói:

– Phía chúng tôi bảo đảm mỗi năm ít nhất tiêu thụ 100 triệu Yên, còn quý công ty bảo đảm giảm hạn ngạch nhiều nhất’ 40 triệu Yên.

Đến lúc này, người Nhật mới tỏ vẻ đồng ý bởi nếu cứ lắc đầu hoài trong đàm phán còn gì là thiện ý! Nhưng sau một thời gian suy nghĩ khá lâu họ vẫn lắc đầu.

Tại sao Jofer biết rõ đối phương không chịu nhượng bộ còn cứ nài nỉ? Ý đồ của ông ta như sau:

1 – Cố ý đặt vật chướng ngại trong đàm phán bởi đàm phán thuận lợi quá sẽ dễ làm đốì phương nghi vấn.

2 – Cố ý để đối phương thắng thế trong vấn đề nhỏ đó khiến họ cảm thấy có trách nhiệm nhân nhượng trong vấn đề khác quan trọng hơn.

Lúc đó, Jofer cố ý nhún vai nói lần này mình gặp phải đối thủ cao cường và nói “nịnh” thêm vài câu nữa. Bỗng nhiên, ông ta chuyển đề tài mới:

– Chúng tôi xưa nay vẫn không có thiện cảm với phương thức trọng tài xét xử quá tốn công sức. Tôi được biết tòa án ở Nhật xét xử rất công minh, vậy tôi đề nghị sau này nếu xảy ra tranh chấp sẽ đưa vấn đề ra tòa án Nhật giải quyết.

Sau khi nghe những lời nói đầy thiện cảm ấy, phía Nhật vui vẻ dồng ý ngay và đã trúng bẫy của Jofer. Phía Nhật vui vẻ vì: Họ không rành luật pháp lắm, cho rằng tòa án nước mình xét xử tất có lợi. Có thể họ cảm thấy ngượng mặt vì trước đó liên tục lắc đầu về phương án đối phương đưa ra.

Đối phương đã mắc bẫy, Jofer coi như đại thành công, ông nêu ra ngay phương án dung hòa:

– Nếu sau này xảy ra tranh chấp, phải đền bù, công ty chỉ gánh chịu một phần trách nhiệm, cụ thể bao nhiêu lúc đó sẽ thỏa thuận sau. Tất nhiên công ty Nhật vui vẻ tiếp thu.

Trong đàm phán, Jofer bề ngoài tỏ ra nhượng bộ, bị động đồng thời lại bộc lộ rõ thiện ý nhưng thực chất ông ta đã giấu kín “chiếc gươm thiêng” trong một loạt chiêu võ hư hư thực thực, cuối cùng khiến đối phương mắc mưu. Bản thân bạn càng rõ ràng bao nhiêu thì bạn càng có chắc thắng bấy nhiêu. Nhất là người làm ăn về chuyển nhượng thì càng phải rõ ràng các điều lệ, đừng phụ thuộc như Sanyo phụ thuộc luật của Nhật – họ có niềm tin Luật pháp Nhật sẽ bảo hộ họ khi có sự cố. Nếu làm chuyển nhượng không hiểu điều khoản của đối thủ có bao nhiêu lợi cho mình, cứ ỉ vào đối thủ đã có hợp đồng cứ thế làm thì sau này tranh chấp thiệt hại bạn sẽ chịu.

e – Dùng tình cảm và nói rõ quan hệ lợi hại thuyết phục đối phương.

Giá cả là vấn đề cuối cùng trong đàm phán. Đầu tiên, phía Nhật đưa ra đơn giá 2.000 Yên, Jofer trả 1.600 Yên. Sau Nhật giảm xuống 1.900 Yên, Jofer tăng lên 1650 Yên. Cuộc đàm phán lại đi vào giằng co quyết liệt. Trước tình thế đó, Jofer đưa ra nhiều phương án khác nhau: Đặt hàng sau 4 tháng trả tiền, nay sửa lại chỉ trả một phần: Tăng lượng mua ít nhất hàng năm lên 150 triệu Yên; lấy 2% của tổng sô’ tiêu thụ làm phí quảng cáo… Thái độ của Sanyo vẫn rất cứng rắn, không chịu giảm đơn giá thấp hơn 1900 Yên. Cuộc đàm phán phải tạm dừng.

Vòng đàm phán sau vừa bắt đầu, Jofer đã phát biểu trước:

– Bản hợp đồng gồm 24 điều khoản này do chúng ta thảo ra trong hơn 6 tháng trời và qua trao dổi thêm mấy ngày vừa rồi, mới đạt được thỏa thuận hầu như về tất cả các vấn đề. Duy nhất chỉ còn sự khác nhau vài trăm Yên của đơn giá, nay lại thành ra công cốc cả, thật đáng tiếc… Chúng ta dều rõ, giá cao lượng tiêu thụ sẽ kém đi, giá thấp bán được nhiều hàng hơn. Vả lại, lợi ích của chúng ta đều giống nhau, vậy tại sao chúng ta không tìm được một cái giá thỏa đáng cả hai bên đều có thể chấp nhận!

Tiếp đó, Jofer dùng một phương thức hết sức hòa nhã: Ngả con bài Đài Loan đã chuẩn bị từ lâu:

– Đối với phía chúng tôi, đặt chân vào một thị trường mới rất mạo hiểm và khó khăn. Sản phẩm của quý ông đối với người Âu còn rất mới mẻ, chúng tôi chưa thể nắm chắc khả năng đánh bại được dối thủ cạnh tranh. Qua mấy ngày đàm phán, quý ông chắc đã thấy rõ thiện ý của chúng tôi, nhưng thực ra đơn giá của quý ông quá cao. Chúng tôi tin rằng, với cái giá chúng tôi trả cho quý ông hoàn toàn có thể mua được loại sản phẩm có chất lượng tương tự ở Đài Loan hoặc HongKong. Tất nhiên, chúng tôi không muốn đi mua hàng, ở nơi khác nhưng ít nhất cũng không thể mua hàng của quý ông với cái giá cao hơn nơi khác quá nhiều.

Với thủ đoạn nói năng mềm mỏng, uyển chuyển vừa tô đậm tình cảm vừa phân tích mối quan hệ lợi hại này đã có sức thuyết phục lớn, đồng thời để lộ hàm ý đe dọa: Nếu đối phương’không đáp ứng, Jofer có thể đi mua ở nơi khác. Cuối cùng, phía Nhật không thể không suy nghĩ lại.

g – Thông điệp cuối cùng

Jofer nói tiếp:

– Nay chúng tôi xin nhân nhượng một bước lớn, xin trả đơn giá là 1720 Yên. Như. vậy, chúng tôi đã hoàn thành bản hợp đồng này về giá cả, kết quả ra sao còn tùy thái độ của quý công ty. Bây giờ xin phép chúng tôi về khách sạn và xin được nghe ý kiến của quý ông.

Nói xong, Jofer và hai luật sư đứng dậy, tổng giám đốc công ty thay màn hình iphone 6 plus giá Nhật vội làm lành nói rằng:

– Các ông làm gì phải vội thế!

Lúc này, Jofer chỉ mỉm cười tỏ ý mềm mỏng nhưng kiên quyết từ chối. Rõ ràng, ông đã chơi một canh bạc sẵn sàng chấp nhận tan vỡ.

Thực tế, đây cũng là một kỹ xảo cơ bản trong đàm phán. Jofer đã dùng lý do “về nước” để ra bản thông điệp cuối cùng nhằm phá vỡ bế tắc. Tất nhiên, công ty Sanyo có đồng ý hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân họ chứ không phải do bị đe dọa. Nhưng Jofer đã tỏ thái độ quyết không nhượng bộ thêm nữa nên đã tạo ra một áp lực với đối phương. Nếu phía Nhật vẫn không đáp ứng, cuộc đàm phán có thể sẽ bị tan vỡ và buộc họ phải nhượng bộ. Kết quả đúng như dự kiến của Jofer, phía Nhật mắc mưu. Hai tiếng đồng hồ sau, thường vụ công ty Sanyo trả lời:

– Chúng tôi về cơ bản tiếp thu cái giá do quý ông đề nghị nhưng liệu quý ông có thể tăng thêm một chút nữa không?

Trầm ngâm hồi lâu, Jofer lấy máy tính ra gõ một chập rồi lấy bản hợp đồng ra sửa lại đơn giá 1740 yên, sau đó mỉm cười nói:

– Số 20 Yên thêm này coi như món quà riêng tôi tặng cho quý công ty.

Ở đây bạn sẽ nhận ra một điều, nếu Sanyo mà không hỏi tăng tiền thêm từ Jofer thì mỗi đơn hàng của họ sẽ không thêm tiền. Mặc cả cò kè bớt lên xuống đều có mục đích mang lại lợi ích phần nhiều cho mình. Bạn nên chú ý về giá cả mặc cả khi mua và khi bán.

h – Đại kế đã thành công

Trong ba năm sau khi ký hợp đồng, hai bên giao dịch rất thuận lợi nhưng đột nhiên xảy ra một tranh chấp ngoài dự kiến: Công ty S của Mỹ tuyên bố sản phẩm của công ty Sanyo rất giống sản phẩm của họ.

Jofer vội phái luật sư đi điều tra, tìm hiểu tình hình(nghe được gì đều phải tìm hiểu tình hình rồi mới xử trí, người Do Thái vốn dĩ rất coi trọng tin tình báo,): Vốn trước đây, công ty Sanyo cũng đã sản xuất cho công ty S của Mỹ một số đồng hồ. Sản phẩm của Jofer đã được sản xuất trên cơ sở thay đổi đôi chút sản phẩm đó của họ nên có sự giống nhau này. Công ty S yêu cầu Jofer phải ngừng bán sản phẩm này và bồi thường 10 vạn USD.

Vậy nhưng thái độ của công ty Sanyo đối với sự kiện này .rất tiêu cực. Sau khi nhận được thông báo, 4 tháng trời họ vẫn không trả lời đối phương. Jofer đành phải đình chỉ việc bán sản phẩm và xin công ty S trực tiếp làm việc với Sanyo. Chuyện rắc rối này do Sanyo gây ra.

Vì lợi thế hợp đồng là mua hàng rồi mới trả tiền sau nên Jofer có lợi ở vấn đề này khi tranh chấp. Vì thái độ của họ như vậy, Jofer đã từ chối không chịu trả 200 triệu Yên tiền mua hàng của họ trước đó.

Trước tình thế đó, Sanyo đành phải đích thân tìm gặp Jofer nói sự kiện sao chép mẫu mã sản phẩm và vụ tiền mua hàng là hai sự việc khác nhau. Nhưng Jofer cho rằng, hành vi của Sanyo đã làm cho mình bị thiệt hại lớn cả về kinh tế và danh dự, theo lý công ty này phải bồi thường.

Jofer nói có lý do: Sanyo đã sửa lại đổi chút sản phẩm cùng loại để bán cho hai công ty khác nhau, tất nhiên đó là một hành vi gian dối làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Jofer. Hai bên lại giằng co một thời gian vẫn chẳng đi đến kết quả gì. Một hôm, Sanyo bỗng gọi điện thoại báo cho Jofer biết, họ sẽ đưa vụ việc ra tòa án Osaka của Nhật để xét xử.

Luật sư của Jofer trả lời:

– Thật thế à? Tôi e rằng các ông sẽ thấy vụ kiện này chẳng có ý nghĩa gì hết. Trước hết, việc một tòa án Nhật xử kiện công ty Hà Lan cần phải trải qua nhiều thủ tục rắc rối. Ông phải gửi đơn kiện lên tòa án Nhật, họ lại phải trình lên bộ ngoại giao Nhật, bộ ngoại giao lại chuyển báo với bộ ngoại giao Hà Lan rồi mới chuyển đến tòa án Hà Lan. Cuối cùng, tòa án Hà Lan mới thông cho Jofer. Riêng quá trình đó đã phải mất nửa năm ít nhất. Đợi cho đến khi xử xong phải mất vài năm, nhưng dù tòa án Nhật có phán quyết cũng không có giá trị gì đối với Hà Lan.

Công ty Sanyo không nắm rõ điều đó. Không lâu sau, họ mang theo một luật sư đến chỗ luật sư Nhật làm việc cho Jofer đe dọa sẽ đi Hà Lan kiện cáo.

Luật sư của Jofer bình thản trả lời:

– Hợp đồng quy định tòa án Osaka là cơ quan xét xử duy nhất nếu xảy ra tranh chấp. Vì vậy, ông có đi Hà Lan cũng vô ích, tòa án nước này sẽ không chấp nhận.

Tổng giám đốc công ty Sanyo bực bội nói: Sao lại có chuyện vô lý thế nhỉ?

Luật sư của Sanyo trả lời: Rất có khả năng như vậy đấy ạ!

Thời gian trôi di 3 tháng nữa, quả nhiên tòa án không có động tĩnh gì. Lúc đó, tổng giám đốc công ty Sanyo mới vỡ lẽ mình đã sa bẫy của Jofer. Tuy nhiên, điều đó không khiến ông ta nản lòng, vẫn cứ nghĩ đưa ra tòa án sẽ có lợi nên khăng khăng không chịu hòa giải tay đôi. Thế là hai bên cứ kéo co mãi, điện di diện lại không có tiến triển gì. Cuối cùng luật sư của Jofer dã tung ra con át chủ bài:

– Thưa ông Tổng giám đốc, cứ coi như tôi lý giải luật” pháp còn có sai lầm. Giả thiết phán quyết của tòa án Nhật cũng có hiệu lực ở Hà Lan, quý công ty cũng vẫn không thể nhận được một xu nào của ông Jofer. Có lẽ ông cũng biết, chế độ thuế má của nhiều nước châu Âu rất nặng, nhiều người đã lập “Công ty cặp da” ở Hà Lan – nước thu thuế nhẹ hơn. Mọi thứ của loại công ty này đều đút trong cặp da của ông chủ, không có tài sản thực tế. Công ty của Jofer cũng thuộc loại công ty cặp da ở Hà Lan, tiền kinh doanh của công ty chỉ có một mình ông Jofer được biết, có khi để ở ngân hàng Thụy Sỹ chưa biết chừng….(Bạn phải đề phòng công ty mua bán với bạn không có thực lực hoặc là công ty ma)

Đòn tấn công này đã hạ gục vị tổng giám đốc công ty Sanyo. Lúc này, ông ta chẳng còn cách nào khác dành phải nghe theo sự sắp xếp của Jofer. Cuối cùng, hai bên thỏa thuận, công ty Jofer trả nợ 40 triệu Yên cho Sanyo, số 160 triệu Yên còn lại dùng làm tiền bồi thường. Rõ ràng, Jofer dã giành được thắng lợi tuyệt đối và cái bẫy cài đặt từ 3 năm trước đã được thực hiện. (Thực tế có thể nói là bẫy cũng có thể nghĩ tới việc Jofer đề phòng xa những rắc rối có thể xay ra trong kiện cáo làm ăn kinh doanh. Gừng càng già càng cay mà)

About Mai Hương

Mai Hương thích cuộc sống tiến về phía trước, thích học hỏi, thích động lực vươn lên của con người trên thế giới. Hương thích chia sẻ những động lực, nghị lực phi thường của con người. Hy vọng có thể giúp ích cho ai đó! Cuộc đời là hành trình, hãy sống mà không hối tiếc với tâm sáng não lạnh nhé! Qúy Anh/Chị/Em có thể liên hệ với Hương qua email: maihuongreview@gmail.com nhé!

Check Also

Thành công dài hạn của công ty phụ thuộc bạn phản ứng hiệu quả tới đâu

Thành công dài hạn của công ty phụ thuộc bạn phản ứng hiệu quả tới đâu

Công ty nào cũng đang ở trong một trận chiến sống còn để bảo vệ ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *