Dù ở độ tuổi nào bạn cũng nên dành thời gian cho việc học, đọc sách. Bởi biển học là vô bờ mà!
Bạn nên xem thêm Học vì mình, làm vì mình, thất bại sẽ dành cho những kẻ tự kiêu tự đại, làm việc qua loa, đối phó với sếp
Gửi các bạn trẻ NẾU cầm tấm bằng Đại học trung bình trên tay, CỰC LẮM!
Các bạn có thể thấy ở ở phương Tây 1 người 1 máy có thể làm công việc bằng 1 làng hoặc 1 xã thậm chí là 1 tỉnh của Việt Nam để làm cùng 1 công việc như nhau.
Vốn đầu tư 1 chiếc máy ban đầu vô cùng lớn. Việc nghiên cứ ra 1 chiếc máy hoặc bất cứ thứ gì, các nhà khoa học phải tốn rất nhiều thời gian, công sức,… bởi vậy chi phí mua 1 chiếc máy lớn. Người nông dân phương Tây tin vào khoa học kỹ thuật, họ mua mặc dù chi phí đầu vào tốn kém. Những phát minh đó dựa trên số liệu khoa học, kinh nghiệm của người đã bỏ công bỏ sức bỏ chất xám để làm ra sản phẩm đó – nó khiến người ta sẽ NHÀN hơn, năng suất hơn, tiết kiệm được thời gian trong công việc.
Tương tự vậy, nếu bạn chi rất nhiều tiền và sức lực cho việc học, học khoa học thì về sau bạn làm năng suất mà lại rút ngắn được rất nhiều thời gian. Tuy nhiên máy móc đó sẽ cần tra dầu và bảo dưỡng, não bộ của bạn cũng vậy. Nếu không duy trì việc học tập, tạo thành 1 thói quen hàng ngày thì sẽ thành cục sắt hoen gỉ, không dùng được.
Cuộc đời ấy mà Sống không vì mình trời tru đất diệt!, hãy để bản thân học hỏi trải nghiệm vượt qua khó khăn khi trẻ, để khi già chỉ việc ăn trái. Đừng để khi già ngậm trái đắng, chật vật kiếm sống – cực lắm thay. Vậy nên bạn đừng bao giờ nuối tiếc khi dành thời gian cho học hỏi.
Phương Tây đã từng chi rất nhiều tiền để kêu gọi các nhà khoa học tới làm việc cho họ, họ mua chất xám nên đồng tiền bỏ ra rất nhiều. Sau cùng chất xám lại nuôi chất xám. Vậy nên nền kinh tế của họ phát triển, là đất nước nhiều người mơ ước vươn được sống ở đó: đồng tiền có giá trị, dịch vụ đời sống tốt. Nhìn 1 đất nước là vậy, thu gọn thành 1 cá thể con người cũng không khác biệt. Bạn có trí não có kiến thức, có kỹ năng thì bạn sẽ giống như một đất nước mạnh mẽ, ai cũng mơ ước có được bạn.
Vậy nên học hành, học tập, học hỏi là vốn đầu vào cho bạn sau này.
Rất nhiều đứa trẻ cả ở Việt Nam và thế giới thành công khi còn nhỏ tuổi nhưng khi tới tuổi trưởng thành chúng lại bi đát hơn bạn đồng trang lứa khác. Diễn viên Thích Tiểu Long của Trung Quốc hay Hùng Thuận của Việt Nam là ví dụ cụ thể, họ có thể là tấm gương cho mỗi con người chúng ta. Họ nổi tiếng từ sớm nhưng họ HỌC được gì? Để rồi hiện tại họ chật vật tìm chỗ đứng trong công việc họ lựa chọn – nghệ sĩ. Hương nhìn thấy, khi họ diễn xuất không có chiều sâu, không nhập được vai không biểu diễn được cảm xúc của nhân vật.. Họ từng đi du học để học thêm về nghề, sau này trở về với hy vọng thành công hơn. Nhưng thực ra họ học được bao nhiêu?
Đừng ngủ quên trên danh vọng. Bởi vậy mà người Do Thái luôn khuyến khích và dạy lại đời con cháu sau của họ việc đọc sách mỗi ngày. Sách là bậc thầy tri thức. Hương cũng hy vọng mỗi con người chúng ta nên dành thời gian cho việc đọc sách học nguồn tri thức mới.
Học cũng cần học sao cho đúng đấy bạn ạ!
Tất cả chúng ta, khi học thì phải học thực sự, có kết quả thực sự có kiến thức thực sự trong não. Đừng có học lãng xẹt.
Ngay cả việc sắp xếp thời gian làm việc, quản lý tri thức, quản lý tiền bạc hay quản lý hành động của chúng ta cũng cần học. Nhưng không phải dễ….
Vậy nên, đã cất công bỏ thời gian ra học, dù học bất kỳ thứ gì đều luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất. Nếu có thể giỏi nhất là tốt nhất. Trong học tập, trong cuộc sống, hoặc làm người dốt hoặc làm người giỏi đừng làm kẻ dở dở ương ương.
Trong 5 điều Bác dạy có “Học, học nữa, học mãi”. Bởi con người ta khi giác ngộ nhìn ra sự hữu ích của việc làm gì đó họ sẽ khuyên bạn làm. Bác giác ngộ được tác dụng của việc học nên khuyên đời con cháu sau này học, học nữa học mãi nhưng bác có nói là học hành. Học phải đi đôi với hành, thực hành, thực tiễn.
Học mà là mọt sách thì là học dại học ngu không phải học khôn.
Bạn có thể nhìn thấy nhiều tấm gương sáng trong cuộc đời của chúng ta, học của họ đi đôi với kỷ luật. Bởi con người ta hay sao nhãng hay bỏ bê và hay từ bỏ. Học xấu thì nhanh học tốt thì khó. Học không nghiêm chỉnh thì nhanh từ bỏ bởi nó nhàm. Vậy nên ở bất kỳ hoàn cảnh nào, con người nào, nếu đã quy định thời gian học thì bạn cần nghiêm chỉnh sửa hiện nó.
Hương có đọc câu chuyện của 1 người mẹ đơn thân Trung Quốc nuôi dạy con bại não vào được Đại học Harvard. Người bình thường phải cật lực mới vào được. Nuôi 1 người bình thường đã khó, vậy 1 đứa trẻ bệnh tật, lại là căn bệnh về bại não càng khó. Tất cả nhờ kỷ luật.
Khi đọc về Cuộc đời và sự nghiệp của người đàn ông giàu nhất hành tinh John D. Rockefeller bạn sẽ thấy mẹ ông cũng nuôi dạy ông sống theo kỷ luật. Hương không khuyến khích bạn phải sống cả ngày theo nguyên tắc, chỉ muốn bạn nhìn thấy vai trò của kỷ luật trong học tập. Phải thật nghiêm với chính mình trong việc học.
Người Nhật thành công nhờ sống có kỷ luật!
Cuộc đời nói dài nó dài nói ngắn nó ngắn. Sống tới ngày nào thì hãy chân trọng ngày đó. Đừng quá lãng phí thời gian cho việc giải trí quá nhiều, hãy dành thời gian cho việc học – đừng bao giờ thấy học là lãng phí!
Bạn nên tìm hiểu thêm về cách Đọc sách sao cho đúng và thiết thực.