Home / Tiểu sử người thành công / Cuộc đời của nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại Nikola Tesla

Cuộc đời của nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại Nikola Tesla

Cuộc đời của nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại Nikola Tesla là sự tin tưởng hết mình vào mình, sống để đam mê và làm điều mình yêu thích. Ông là người có đam mê, cống hiến hết mình vì đam mê của mình. Mỗi ngày ông ngủ không quá 2h, có lúc ông làm 84 tiếng liên tục không nghỉ.

Xem thêm Cuộc đời và sự nghiệp của người đàn ông giàu nhất hành tinh John D. Rockefeller

Cuộc đời và sự nghiệp của Tổng thống Abraham Lincoln

Bạn nhìn thấy đấy, sống có đam mê khiến con người ta muốn cống hiến và làm hết mình mà không lo mệt mỏi, uể oải hay chán nản. Hãy sống và làm theo đam mê. Bạn hãy Tin vào chính mình vận mệnh sẽ thay đổi.

Rất nhiều người trong Tiểu sử người thành công Hương thấy họ thành công đều chung đặc điểm, đam mê, quyết đoán theo lựa chọn của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng là người được người đời nhìn thấy sự thành công của họ ngay thời điểm đó, có những con người phải hàng thế kỷ sau mới được công nhận, một trong những người đó là Nikola Tesla.

Nikola Tesla (sinh ngày 10/07/1856, mất ngày 07/01/1943) là một nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư cơ khí và kỹ sư điện người Mỹ gốc Serb. Ông sinh ra ở Smiljan lúc đó thuộc Đế quốc Áo, sau này trở thành công dân Hoa Kỳ vào khoảng tuổi 30. Tesla được biết đến với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong các lĩnh vực điện và từ trường trong cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20. Các phát minh của Tesla và các công trình lý thuyết đã làm nên cơ sở của hệ thống phát điện xoay chiều, bao gồm cả hệ thống phân phối điện nhiều pha và động cơ điện xoay chiều, giúp tạo ra Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

Cuộc đời của nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại Nikola Tesla
Cuộc đời của nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại Nikola Tesla

Vì tính cách lập dị và những tuyên bố kỳ lạ và khó tin về sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Tesla bị cô lập và bị coi là một nhà bác học điên cho cả tới lúc cuối đời. Ông qua đời năm 86 tuổi trong một phòng khách sạn ở New York với một số tiền ít ỏi trong túi. Tuy nhiên sau nhiều thập kỉ các nghiên cứu của Nikola Tesla đã bị đánh giá thấp thì ngày nay con người ta đã công nhận ông là người có tầm nhìn đi trước thời đại hàng thập kỉ.

Một số ý tưởng phát minh vĩ đại của ông đã không thể thực hiện được vào thời điểm ông còn sống do không có công nghệ tương ứng.

Những công trình của Tesla gần như bị lãng quên sau khi mất, nhưng kể từ những năm 1990, tên tuổi của ông mới thực sự trở nên nổi tiếng. Họ của ông được đặt làm tên của đơn vị đo cường độ cảm ứng từ tesla trong hệ đo lường quốc tế. Tesla còn thiết kế ra một thiết bị truyền tải điện không dây ở hiệu điện thế cao dạng tháp mà ngày nay người ta gọi là tháp Tesla hay cuộn dây Tesla (Tesla coil).

Trong suốt cuộc đời của mình, Nikola Tesla đã đăng ký tới hơn 300 bằng sáng chế. Nhiều phát minh trong số đó đã giúp mở đường cho dòng điện xoay chiều – alternating current (AC), động cơ điện, đài radio, đèn huỳnh quang, tia laser, điều khiển từ xa, và vô vàn thứ khác nữa.

Nhưng không phải phát minh nào của ông cũng dễ hiểu tuyệt vời. Có những thứ đến nay ta vẫn chẳng hiểu và cũng không chắc là nó đã từng được áp dụng hay không, đó là một thứ tia tử thần với sức công phá khủng khiếp, và một “bức tường lực” không thể xuyên phá, có tác dụng như một rào chắn chống kẻ xâm lược.

Gia đình Nikola Tesla

Nikola Tesla sinh ra trong một ngôi làng của Croatia cũ. Cha ông là Milutin Tesla – một linh mục Chính thống giáo. Mẹ ông là Đuka Tesla (nhũ danh Mandić), một phụ nữ tài năng, bà tạo ra những công cụ thủ công, thiết bị cơ khí trong nhà và có khả năng nhớ các tác phẩm thơ dài tiếng Serbia. Nikola tin rằng trí nhớ siêu phàm và khả năng sáng tạo vô tận của ông được thừa hưởng từ mẹ.

Cả cuộc đời của ông dành cho khoa học nên ông không lập gia đình.

Hành trình theo đuổi đam mê của Nikola Tesla

Khi lên Đại học, ban đầu Tesla yêu thích việc nghiên cứu vật lý và toán học, nhưng dần dần cậu Tesla trẻ tuổi chuyển sự chú ý của mình qua ngành điện học.

Năm 1870, Tesla chuyển tới Karlovac để nhập học ở Higher Real Gymnasium. Tai đây ông bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Martin Sekulić – một giáo viên dạy toán. Tesla có thể tính được tích phân trong đầu, điều làm cho giáo viên của ông không tin và nghĩ rằng Tesla đã gian lận. Ông tốt nghiệp vào năm 1873 (sớm hơn một năm của cấp học).

Năm 1874, ông trốn được lệnh cưỡng chế nhập ngũ của quân đội Áo-Hung bằng cách chạy đến Tomingaj. Tại đây ông khám phá về những ngọn núi, và nói rằng sự hòa hợp với tự nhiên làm ông trở nên khỏe hơn, về cả thể chất lẫn tinh thần. Ông đọc rất nhiều sách khi sống ở Tomingaj và từng nói rằng những tác phẩm siêu phàm của Mark Twain đã khôi phục bệnh tật trước đó của ông một cách kỳ diệu.Trong quyển Hành trình đi về phương Đông có nói rõ về vấn đề kỳ diệu mà Nikola Tesla gặp phải này.

Năm 1875, Tesla nhập học Đại học Bách khoa của Áo, tại thành phố Graz.

Sau khi tốt nghiệp, ông tiếp tục đưa đam mê về điện của mình vào công việc, nhận làm một kỹ sư điện tại một công ty điện thoại ở Budapest hồi năm 1881.

Ông đã phát triển nên ý tưởng về một motor cảm điện khi đang đi dạo trong công viên với một người bạn

Năm 1883, khi còn ở Strasbourg, Pháp, ông đã chế tạo thành công một motor cảm điện (một motor dòng điện xoay chiều được cung cấp năng lượng thông qua cảm điện từ) và qua thử nghiệm, ông chứng minh được là nó hoạt động.

Tuy nhiên, do không nhà đầu tư nào ở Châu Âu hứng thú với sản phẩm mới mẻ này, vào tháng 6 năm 1884, Tesla dời đến thành phố New York. Trong suốt chuyến đi vượt Đại Tây Dương, vé, tiền bạc, và một số hành lý của ông đã bị đánh cắp, và ông đã gần như bị ném xuống biển sau khi một cuộc nổi loạn nổ ra trên tàu. Ông đến chỉ có bốn xu trong túi, một lá thư giới thiệu, một vài bài thơ, và một phần đồ chưa bị đánh cắp.

Sau khi Tesla đã tới “miền đất Mỹ đầy hứa hẹn” để làm việc cho Thomas Edison ngay tại thành phố New York.

Công việc của Tesla bắt đầu với kỹ thuật điện đơn giản và nhanh chóng tiến triển để giải quyết một số vấn đề khó khăn nhất của công ty. Tesla thậm chí còn được cung cấp các nhiệm vụ để thiết kế lại từ đầu máy phát điện một chiều của Công ty Edison.

Tesla có thể thiết kế lại máy phát điện và mô tơ lỗi thời và không có hiệu quả của Edison, nâng cao cả hiệu quả kinh tế lẫn chất lượng. Theo lời Tesla, Edison đã nói rằng: “Nếu anh có thể làm được điều đó, chúng tôi sẽ ra anh 50 ngàn đô la”. Đây là một lời nói khó tin từ Edison, người mà trả lương một cách bủn xỉn, và không hề có đủ từng ấy tiền mặt. Sau nhiều tháng làm việc, Tesla hoàn thành nhiệm vụ và yêu cầu được giữ lời hứa. Edison bảo rằng ông chỉ nói đùa thôi. “Tesla à, anh không hiểu kiểu hài hước của người Mỹ chúng tôi“, Tesla hiểu rằng Edison thực sự sẽ không trả cho ông số tiền thưởng đó. Thay vào đó, Edison đề nghị chỉ nâng lương thêm 10 đô từ 18 đô một tuần cho Tesla. Bất mãn vì cho rằng mình đã bị lừa, cộng thêm do bất đồng về việc sử dụng dòng điện xoay chiều, Tesla thôi việc.

Giấc mơ thời thơ bé của Tesla là thu được năng lượng thủy điện từ con thác Niagara

Năm 1895, ông xây dựng được nhà máy thủy điện đầu tiên tại con thác này, vươn tới giấc mơ thời thơ ấu của mình và đặt một dấu mốc chiến thắng cho dòng điện xoay chiều. Sau này, người ta dựng tượng của Tesla trên Đảo Goat, nằm trong khu vực Thác Niagara để tưởng nhớ tới nhà phát minh vĩ đại.

Tesla làm việc rất nhiều với nhà tư bản công nghiệp và cũng là một nhà phát minh, George Westinghouse. Sự kết hợp giữa họ đã giúp thiết lập nên mạng lưới điện trên khắp nước Mỹ.

Năm 1886, Tesla thành lập công ty riêng của mình, Tesla Electric Light & Manufacturing. Công ty lắp đặt hệ thống chiếu sáng đèn hồ quang điện dựa trên thiết kế của Tesla và cũng thiết kế cho máy chỉnh lưu phát điện (dynamo electric machine commutators), những bằng sáng chế đầu tiên phát hành cho Tesla ở Mỹ.

Tesla đã đề nghị các công ty nên tiếp tục phát triển ý tưởng của mình – phát triển hệ thống và động cơ truyền tải dòng xoay chiều. Nhưng những nhà đầu tư đã không đồng ý, thậm chí còn sa thải ông, mặc cho ông không một xu dính túi. Tesla buộc phải đi đào mương để sống. Tesla đã coi rằng mùa đông năm 1886/1887 là thời gian của “những cơn đau đầu khủng khiếp và những giọt nước mắt cay đắng”. Trong thời gian cực khổ này, ông đã tự hỏi mình đã đi học để làm gì?

Vào tháng 4 năm 1887, Tesla mở lại công ty khác, the Tesla Electric Company, với sự ủng hộ của luật sư New York Charles F. Peck và Alfred S. Brown, giám đốc của Western Union. Họ thành lập một phòng thí nghiệm cho Tesla tại 89 Liberty Street ở Manhattan để Tesla có thể làm việc với những động cơ hiện tại của mình và các thiết bị phân phối điện khác.

Suốt cuộc đời ông đã phát minh ra nhiều thứ… Ông cũng phát minh ra cuộn Tesla – một thiết bị được sử dụng rộng rãi trong radio, trong TV hay trong nhiều thiết bị điện khác. Hiện giờ, cuộn Tesla được sử dụng nhiều trong giáo dục và giải trí – người ta có thể tạo nhạc bằng cuộn Tesla.

Tesla đăng ký bằng sáng chế cho hệ thống radio cơ bản hồi năm 1896.

Sau cùng, nhiều trong số hàng trăm các công trình nghiên cứu trước đó của ông như các mô hình, dự án, ghi chú, dữ liệu phòng thí nghiệm, các công cụ, hình ảnh có giá trị $50,000,… đã bị mất trong trận cháy phòng thí nghiệm lần thứ 5 vào tháng 3 năm 1895.

Nhìn chung, Tesla là một con người tài giỏi và đặc biệt. Tuy nhiên tầm quan trọng của ông trong nhiều thập kỉ đã bị đánh giá thấp, thậm chí có những phát minh của ông còn bị lầm tưởng là của người khác. Đến ngày nay, người ta đã có cái nhìn đúng hơn về con người cũng như những phát minh của ông. Có thể khẳng định rằng ông là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại.

Ba ngày trước khi tới sinh nhật lần thứ 86 ông được phát hiện đã chết trong phòng một khách sạn ở New York (Mỹ), với số tiền ít ỏi trong túi.

Mặc dù chết trong nghèo khó nhưng cả cuộc đời của ông là cống hiến và làm theo đam mê của mình. Trong suốt cuộc đời ông, thất bại cũng nhiều nhưng ông chưa bao giờ gục ngã. Vẫn đứng lên theo đuổi những đam mê mà với người đời là lập dị, là điên. Nhưng nhiều thế kỷ sau tất cả đều công nhận, ông là người đi trước thời đại.

Bạn ơi, Hãy sống hết mình cho hôm nay đi bởi một ngày nào đó bạn sẽ bỏ lại thế giới đằng sau, nên hãy sống một cuộc đời thật đáng nhớ.

About Mai Hương

Mai Hương thích cuộc sống tiến về phía trước, thích học hỏi, thích động lực vươn lên của con người trên thế giới. Hương thích chia sẻ những động lực, nghị lực phi thường của con người. Hy vọng có thể giúp ích cho ai đó! Cuộc đời là hành trình, hãy sống mà không hối tiếc với tâm sáng não lạnh nhé! Qúy Anh/Chị/Em có thể liên hệ với Hương qua email: maihuongreview@gmail.com nhé!

Check Also

Cuộc đời và sự nghiệp của người đàn ông giàu thứ 2 thế giới Andrew Carnegie, ông vua thép đi lên từ 2 bàn tay trắng

Cuộc đời của Andrew Carnegie sẽ là tấm gương sáng với nghị lực phi thường vượt ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *