Học hành thực sự rất quan trọng trong đời người, nó có thể làm thay đổi cuộc đời của mỗi người. Thực tế, chỉ khi con người có trí tuệ thì của cải sẽ tự sinh ra từ tri thức của chúng ta.
Bạn nên xem Cuộc đời và sự nghiệp của người đàn ông giàu nhất hành tinh John D. Rockefeller
Cuộc đời và sự nghiệp của Tổng thống Abraham Lincoln
Tri thức là gì?
Tri thức hay kiến thức (tiếng Anh: knowledge) bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục. Trong tiếng Việt, cả “tri” lẫn “thức” đều có nghĩa là biết. Tri thức có thể chỉ sự hiểu biết về một đối tượng, về mặt lý thuyết hay thực hành.
Con người có tri thức sẽ thành công
Ngày xưa cái thời còn bao cấp ở làng của Hương các cụ chỉ chăm chăm ruộng đồng kiếm ăn, học hành làm gì, vậy nên chẳng có người mặn mà học hành. Thời đó ông Hương cùng tất cả mọi người trong làng chỉ ra sức khỏe cật lực làm việc ở đồng để đổi lấy công (bao cấp mà, nhà nước chấm công), chỉ có duy nhất 1 người nghĩ tới học hành, người đó học rất chăm chỉ và nghiêm túc. Sau này, trong khi tất cả người làng vẫn hì hụi với đồng ruộng vẫn bán lưng cho trời đất thì người duy nhất trong làng Hương đã ra bên ngoài học tập. Sau cùng khi mọi người vẫn nghèo thì ông đã đi xe ô tô về làng. Vậy đấy, cả làng vẫn nghèo thì theo người làng, ông đã “làm quan”, giàu rồi đấy!
Bạn giỏi rồi tiền bạc tự sinh ra từ đó. Mà tri thức thì lại đến từ sự học tập không ngừng. Học thực vất vả lắm, chẳng dễ chút nào bạn ạ. Một số người thiên bẩm thông minh học hành nhẹ nhàng nhưng cũng có người học hành thực vất vả, chỉ cần bạn xác định bạn muốn làm gì thì làm thôi, đừng so sánh mình với người khác, học từ họ thì được so sánh thì không nên.
Sẽ có người nói, đầy người chẳng học cao mà vẫn thành công đó thôi. Cũng có người nói học giỏi mà vẫn thất nghiệp đó thôi. Chỉ là bạn học gì và học như thế nào, bạn học ra sao kết quả bạn nhận về như thế.
Trong cuộc sống này, học hành của mỗi người mỗi khác. Nhiều người không học trường lớp họ học trường đời. Học nơi đâu cũng phải trả giá cả bạn ạ. Chỉ là nếu bạn có học thức, chí tiến thủ thì bạn chắc chắn sẽ đi con người ngắn hơn so với việc nhảy ngay vào trường đời. Các cụ chẳng có câu ” chưa làm lính đã tính làm quan”. Học thật tốt, tư duy sâu nhìn được rộng rồi hãy quyết định. Hương không thích mọt sách, học chỉ là học, học mà Hương hay người xưa dạy đều là học đi đôi với hành. Có thực mới vực được đạo, học mà không có thực thì làm sao mà có năng lực thực sự được. Và chỉ khi bạn học thực sự, bạn có chi thức và trí tuệ, lúc đó bạn chẳng sợ gì cả.
Cố tổng thống Lincoln không được theo học chính quy nhưng lại có tri thức và kinh nghiệm xuất chúng. Người Do Thái Belina mặc dù chưa học đại học nhưng kỹ thuật do ông phát minh ra còn nhiều hơn các vị tiến sĩ và nhà khoa học khác. Ông được tôn vinh là “người công dân có giá trị nhất của nước Mỹ:.
Hay người Do Thái Bicitell từ Đức di cư sang Mỹ. Ông vốn vô cùng nghèo khó, không tri thức chuyên nghiệp. Để kiếm sống ông làm một số việc bảo dưỡng, sửa chữa lặt vặt trong các gia đình như sửa toa lét, vòi nước, cửa sổ,… Ông chưa có kinh nghiệm, lặng lẽ tìm đến một số công trường, quan sát mọi người làm ăn ra sao. Thế rồi ông tìm đọc một số sách báo, học tập tri thức về mặt này, khai thác hết tinh lực và tiềm năng của mình,… Qua vài chục năm phấn đấu gian nan, công ty Bicitell ra đời và đã phát triển thành một tập đoàn xây dựng tầm cỡ thế giới, doanh thu hàng năm đạt hàng tỷ USD.
Đây có thể được xem là một trong nhiều tấm gương không đi theo con đường học vấn nhưng họ thực sự cố gắng học tập qua việc làm của mình.
Học có thay đổi được vận mệnh hay không?
Thực ra sinh mệnh của con người dài ngắn khác nhau, có người thọ tới trăm tuổi nhưng cũng có người chết trẻ,. Nhưng dù có thế nào thì mỗi chúng ta đều có một cuộc đời quý báu của riêng mình, phải không?
Vậy nên cuộc đời chỉ có một lần, hãy quý trọng nó sống trọn vẹn từng ngày khi ta còn có thể. Đừng ngại học tập đừng sợ phấn đấu, tiến lên thực hiện ước mơ của mình, chí hướng của mình để sống không hối tiếc. Bản thân mỗi người đều có chí hướng riêng. Chí hướng đó có thể sẽ thay đổi tùy theo hoàn cảnh: xã hội, thời gian,… Vậy nên mỗi thời khắc hãy sống hết mình.
Hương kể bạn nghe chuyện này nhé, khá thú vị, Hương nghĩ bạn sẽ nhìn được học được điều gì từ đây. David Bran có bố là người kinh doanh một xưởng chế tạo bánh răng nhỏ. Tuy nhiên mấy chục năm làm ăn lèo tèo nên chỉ đủ sống, đủ chi tiêu sinh hoạt hàng ngày.
Bố của Bran nhận ra sự thiếu hụt tri thức khiến con người làm việc vất vả hơn mà năng suất lại thấp. Vậy nên Bran được bố khuyến khích học tập, đọc sách. Ngày nghỉ Bran sẽ đến xưởng làm việc như công nhân bình thường khác, không được châm trước điều gì.
Qua thời gian, Bran lớn lên. Mục tiêu cuộc đời của Bran lúc này không còn là chế tạo bánh răng mà lợi dụng kinh nghiệm ở xưởng chế tạo để mở xưởng chế tạo xe đua. Thời điểm này Bran phát hiện việc sử dụng ôtô đã trở lên phổ biến, dự kiến các cuộc đua xe sẽ trở thành môn giải trí thịnh hành.
Năm 1948 trong cuộc thi xe đua quốc tế ở Bỉ, xe đua nhãn hiệu Martin của Bran đã đoạt giải nhất. Công ty David Bran được nổi tiếng, đơn đặt hàng tới tấp gửi đến. Từ đó Bran tiến vào con đường thịnh vượng, gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống sau đó.
Đó là thời xưa cũ, không chỉ Bran thay đổi được cuộc đời mình qua học tập. Cũng không chỉ có ở nước ngoài, mà Việt Nam mình cũng có nhiều tấm gương vươn lên từ học tập lắm. Mới đây, trên báo chí cũng đưa tin về Hương Đặng – từng làm osin năm 13 tuổi, ngủ gầm cầu thang đã trở thành thạc sĩ tại Úc và hiện giờ là CEO HopeBox. Vậy đấy, đó là Lửa thử vàng, gian nan thử sức: con người chỉ có thể thành công nếu biết tìm cách vượt qua giới hạn của chính mình
Nếu không học tập tốt, trau dồi kiến thức chẳng ai nhìn được cơ hội hết. Bran cũng thông qua quá trình học tập tại xưởng, học hành trên lớp có tư duy để nhìn ra cơ hội về xe đua. Cuộc đời của chúng ta tri thức là sức mạnh đưa ta đi.
Bao giờ thì học? Già rồi có nên học hay không?
Tôi trẻ quá có cần phải khổ sở luyện tập học hành hay không?
Tôi già rồi có nên học hay không?…
Hiller từng nói “bây giờ không học, bao giờ mới học?”. Học lúc nào cũng được bạn ạ, miễn sao bạn giác ngộ được. Nếu không giác ngộ được, không thức tỉnh được thì bao giờ bạn cũng nghĩ là muộn. Cha đẻ KFC khởi nghiệp ở tuổi 65 là một minh chứng cho chúng ta, không bao giờ mà muộn để bắt đầu cả.
Rabi Akiwa là một người chăn cừu nghèo khổ, đến 40 tuổi mới bắt đầu đi học nhưng sau này lại trở thành một vị luật sư nổi tiếng. Tuổi thơ Rabi Akiwa từng được đi học nhưng đã bỏ dở giữa chừng vì cuộc sống. Sau này khi lấy vợ, người vợ đã giục Rabi Akiwa đi học.
Tuy nhiên anh nói với vợ: “Tôi 40 tuổi rồi còn học làm gì nữa. Nếu tôi đi học người ta cười cho, tôi có biết gì đâu”.
Người vợ liền bảo chồng mang con lừa bị thương ở lưng tới. Sau đó dùng vôi là thuốc lá đắp lên vết thương ở lưng con lừa, tuy nhiên hình dạng con lừa lúc này lại rất buồn cười. Người vợ liền bảo chồng dắt con lừa ra chợ. Ngày đầu tiên ai nhìn thấy cũng cười rũ rượi. Ngày thứ hai cũng vậy. Nhưng đến ngày thứ ba thì không ai cười nữa. Lúc đó người vợ mới bảo chồng “Đi học đi. Hôm nay người ta cười anh, ngày mai họ sẽ không cười nữa và ngày kia họ sẽ khen anh cho mà xem.”
Và sau này Rabi Akiwa đã trở thành một luật sư tài ba.
Vậy nên học tập bất kỳ lúc nào mà bạn ngộ ra. Nên kiên trì học tập suốt đời. Hãy coi học tập mà một nghĩa vụ. Sinh mệnh có thể chấm dứt, học tập thì không.
Trong cuộc sống, công việc hay thu nhập đều có thể tạm hoãn, chỉ có tập luyện và học tập là không được dừng
Thể chất và tinh thần của một người là hai nhân tố song hành quan trọng nhất trên bước đường dẫn tới thành công. Hành trình dài lâu đó có thể chứng kiến rất nhiều sự thay đổi, từ công việc, sự nghiệp cho đến đời sống riêng tư.
Có người phải trải qua hàng chục công việc vô nghĩa mới thực sự tìm thấy điểm xuất phát thích hợp cho mình.
Có người phải đợi đi hết quãng đời thanh xuân, trưởng thành, đến tận tuổi trung niên mới bắt đầu phát triển.
Có người đi từ con số 0 cho đến mức thu nhập hàng trăm triệu mỗi tháng, nhưng chớp mắt lại quay về số 0 tròn trĩnh như ban đầu.
Đó là một quãng thời gian dài, chứng kiến rất nhiều khó khăn và khủng hoảng. Nhưng sau mỗi lần vấp ngã, mỗi lần thất bại, chúng ta đều có thể đứng lên để bắt đầu lại một lần nữa nếu sở hữu một nền tảng vững vàng.
Yếu tố ngoại cảnh có thể quyết định chúng ta đi được bao xa, còn chính yếu tố nội tại mới quyết định chúng ta có thể đi bao lâu trên con đường ấy. Nền tảng của nội tại đó được xây nên bằng trí tuệ và thể chất, được rèn luyện và phát triển bằng cách học tập và rèn luyện mỗi ngày. Vậy nên luôn luôn học tập để có tri thức nha bạn, cũng đừng hối hận hay lo lắng, chỉ cần tiến về phía trước bạn sẽ nhìn ra con đường của mình!
Học thôi 🙂
Bạn có thể muốn biết về Grant Sabatier: Đọc 250 cuốn sách trong 5 năm, tài sản tăng từ 2 USD đến 1 triệu USD