Hương thấy bài này rất hữu ích cho mỗi con người chúng ta. Vậy nên Hương chia sẻ câu chuyện về chân lợn để cho các bạn nhìn thấy sự bình tĩnh và tỉnh táo là chìa khóa quan trọng để có thể thành công.
Ngày Hương mới ra trường Đại Học, không ham học hỏi bên ngoài cũng lười đọc sách nên khi đi phỏng vấn vòng cuối cùng bị loại bởi đầu óc Hương phẳng lì không có tý kiến thức hay kinh nghiệm ứng xử nào cả. Nhà phỏng vấn hỏi mà Hương mất bình tĩnh với 1 câu hỏi lặp đi lặp lại mà không biết ứng xử. Vậy nên mỗi người chúng ta nên ham học hỏi, sự bình tĩnh và tỉnh táo đến từ sự học hỏi.
Cuộc sống ấy mà, thất bại ai cũng gặp phải. Điều quan trọng bạn đứng lên sau vấp ngã là gì. Học hành giúp chúng ta trưởng thành hơn, thành công sẽ có trong tương lai.
Học cả đời các bạn ạ.
Khi sinh ra, ai cũng như ai cũng đều là tờ giấy trắng, qua thời gian nhận định của mỗi người sẽ cho ra những cuộc đời khác nhau, sướng khổ đều có cả. Trong câu chuyện về chân lợn này sẽ cho các bạn thấy rõ sự bình tĩnh và tỉnh táo rất cần, nó có thể dùng mọi lúc mọi nơi. Ở đây bạn sẽ nhìn được nhiều hơn, học hỏi được nhiều hơn, tư duy sẽ tốt hơn.
Trong một cuộc phỏng vấn tuyển dụng nhân viên cấp cao, doanh nghiệp nọ đã đề ra một câu hỏi tình huống bất ngờ để kiểm tra năng lực ứng biến và tư duy của các ứng viên tham gia sau ba vòng kiểm tra kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ.
Bước vào phòng phỏng vấn với ba thí sinh duy nhất còn sót lại, vị quản lý nhân sự đã nói: “Sau những bài kiểm tra vừa qua, các bạn đã xuất hiện ở đây chứng tỏ kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ điều vượt qua yêu cầu cơ bản của chúng tôi dành cho vị trí này.
Vì thế, bây giờ, tôi sẽ chỉ đưa ra thêm một câu hỏi đơn giản nữa thôi. Nếu ai có câu trả lời cứ mạnh dạn phát biểu. Câu hỏi đó là: Chúng ta ai cũng biết, một con heo có bốn chân, vậy 70 thì có bao nhiêu?”.
Một ứng viên trong số đó nhanh chóng đứng dậy trả lời: “Xin tự giới thiệu, tôi là một thạc sĩ tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, cho nên, tôi chắc chắn câu trả lời của mình là 70 con lợn sẽ có 280 chân”.
Sao câu trả lời đó, vị quản lý nhân sự chỉ bình thản lắc đầu và đánh dấu loại trên sơ yếu lý lịch của anh ta.
Đến trước mặt người thứ hai, vị quản lý nhân sự vẫn lặp lại câu hỏi y như cũ. Đối phương suy nghĩ một thời gian khá lâu nhưng cũng không thể đưa ra đáp án nào khác, chỉ khẽ lắc đầu.
Sau đó, vị quản lý nhân sự đến trước mặt người thứ ba và kiên nhẫn lập lại câu hỏi một lần nữa.
Thí sinh thứ ba bình tĩnh đứng dậy và bất ngờ hỏi lại rằng: “Xin lỗi nhưng tôi có một chút khó hiểu với câu hỏi của ông.
Nếu ông không phiền, xin hãy giải đáp cho tôi biết rằng, ý câu hỏi ông đề ra khi nhắc đến 70 là muốn chỉ 70 chân hay 70 con lợn?”.
Vị quản lý nhân sự khẽ nhướn mày, và nói: “Theo anh thì thế nào?”.
Ứng viên thứ ba chỉ là một thực tập sinh trả lời: “Nếu ông muốn hỏi 70 con lợn có bao nhiêu chân, thì đáp án chính là 280.
Còn nếu ông muốn hỏi 70 chân là bao nhiêu con lợn thì tôi xin trả lời đó là 17 con và thừa lại hai chân lẻ”.
Vị quản lý nhân sự sau khi nghe xong thì đồng ý tuyển dụng anh chàng thứ ba vào làm việc cho công ty rồi từ chối mời 2 người còn lại ra về.
Ứng viên là thạc sĩ kinh tế tỏ ra vô cùng không phục, anh ta lập tức chất vấn người phỏng vấn của mình: “Tại sao tôi cũng trả lời gần giống như vậy mà lại không được chấp nhận?”.
Vị quản lý nhân sự quay lại nhìn anh ta một lúc, sau đó thản nhiên nói rằng: “Vấn đề này tôi cứ nghĩ mình không cần phải giải thích gì thêm.
Tuy nhiên, nếu anh đã hỏi, tôi có thể cho anh biết rằng: Người mà công ty cần tuyển cho vị trí này không chỉ yêu cầu có năng lực, có chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm để hoàn thành tốt những công việc mà cấp trên giao phó.
Anh ta còn cần có tư duy của chính mình, có đầu óc phân tích những khía cạnh khác nhau và lập ra được kế hoạch rõ ràng cho những phương hướng bất ngờ đó, chứ không chỉ bảo sao nghe vậy.”
Câu trả lời nhận được khiến ứng viên thứ nhất lặng người đi và chìm vào trong suy nghĩ. Anh ta nhận ra mình đã quá vội vàng khi chưa phân tích hết câu hỏi phỏng vấn được đưa ra.
Vậy nên, sống bình tĩnh và tỉnh táo là chìa khóa quan trọng để có thể thành công.
Mỗi khi chúng ta cần đưa ra bất cứ quyết định gì, đầu tiên, phải nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, hiểu rõ sự việc, phân tích theo nhiều khía cạnh khác nhau.
Từ đó, chúng ta mới có thể tìm ra những phương hướng thích hợp nhất để đem tới kết quả tối ưu.
Lối tư duy chủ động sẽ khiến chúng ta nắm trong tay quyền kiểm soát mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Nhiều trường hợp, sự chủ động có thể dẫn thẳng tới thành công.
Nó sẽ giúp bạn ứng phó linh hoạt, vượt qua khó khăn và thay đổi kịp thời để chớp lấy thời cơ. Thiếu tính chủ động thì cho dù có kiến thức, có tầm nhìn thì sự do dự cũng sẽ làm lỡ mất cơ hội.