Chẳng phải ai cũng tài giỏi trong cuộc sống này, có những người thu nhập cũng không cao đâu, nhờ tiết kiệm sử dụng tài chính đúng cách vẫn có thể có tiền tỷ trong tay.
Chưa đánh chưa biết thắng thua, bài học từ kỳ nhông và chó
Toàn bộ thế giới của chúng ta đều xoay quanh tiền bạc: Cách quản lý tài sản tốt nhất là gì?
Hương thích quyển sách Người giàu có nhất thành Babylon, nó khuyên dạy con người cách sử dụng đồng tiền rất hữu ích, từ nhỏ tích lũy thành lớn.
Mở đầu cuốn sách, Clason kể về câu chuyện cuộc đời của hai người đàn ông phải làm chật vật mới đủ miếng ăn. Họ muốn thoát khỏi khó khăn hiện tại và khao khát vươn lên một cuộc sống sung túc hơn.
Vì vậy, hai người đàn ông trưởng thành, một người đóng xe ngựa và một là nhạc sĩ, tìm đến người đàn ông giàu nhất Babylon để xin lời khuyên làm giàu.
Từ đây, Clason đã bật mí một bí quyết thành công kinh điển và một chân lý cổ xưa rằng: “Nếu bạn muốn giàu có, bạn phải học từ người thành công.”
Một trong những thông điệp quan trọng tiếp theo trong cuốn sách, phương thuốc cho một chiếc túi rỗng, chính là trả công cho bạn trước tiên. Các chi phí cho cuộc sống thường ngốn hết tiền bạn kiếm được. Vì thế, bạn đang trở thành nô lệ cho công việc của mình và chỉ kiếm đủ sống.
Một phần của tất cả cái bạn có phải là cái để bạn giữ lại. Bằng cách tiết kiệm ít nhất 10% số tiền kiếm được và để riêng không được tiêu xài. Qua thời gian, số tiền sẽ nhiều lên và lúc đó, tiền sẽ trở thành nô lệ của bạn.
Không quan trọng bạn bắt đầu với bao nhiêu tiền, miễn là bạn vẫn theo quy luật trả công cho bạn trước tiên từ bất kỳ cái gì bạn kiếm được. Bạn thậm chí sẽ không để ý đến việc thiếu đi từ số tiền để dành này. Dù bất kỳ ai, sớm hay muộn có thể sống với 80 hay 90 phần trăm thu nhập và bắt đồng tiền làm nô lệ, đều có thể trở nên giàu có.
Với sự thông thái, vàng có thể được tạo ra từ người chưa có nó. Năm quy luật vàng không những giúp bạn gây dựng của cải mà còn giúp bạn tránh khỏi việc đánh mất tiền, nếu bạn làm theo các 5 quy luật của vàng này:
1/ Tiền đến với người nào biết để dành.
2/ Tiền sinh sôi nảy nở với ai biết đầu tư nó.
3/ Tiền ở lại với người biết ủy thác nó cho người khôn ngoan.
4/ Tiền bị mất đi khi đầu tư vào những thứ mà bạn không am hiểu.
5/ Tiền mất đi nhanh chóng theo kế hoạch làm giàu nhanh.
Những bài học trong Người giàu có nhất thành Babylon rất hữu ích cho bất kỳ ai trong chúng ta. Hương thấy việc mỗi ngày tiết kiệm thêm 30000 đồng của cặp vợ chồng trẻ này, sau 10 năm có 5 tỷ trong tay cũng hữu ích này. Họ cũng biết để dành và biết đầu tư nó. Cùng học hỏi họ để tài chính cá nhân bạn ngày càng tốt đẹp nhé.
Kết hôn năm 2010, vợ chồng chị Hương anh Đoàn quê ở Hải Dương lên Hà Nội lập nghiệp. Anh Đoàn làm thợ sửa ống nước, chị Hương làm công nhân trong công ty môi trường đô thị. Thời điểm anh chị mới lên thành phố, thu nhập khởi điểm của hai người là 13 triệu đồng.
“Vì thu nhập eo hẹp, nhà lại đi thuê nên ngay từ đầu vợ chồng mình đã phải lập kế hoạch chi tiêu cụ thể cho từng tháng. Mình quy định mỗi tháng vợ chồng chỉ tiêu 70% lương, còn lại 30% dành tiết kiệm”, chị Hương kể.
Với kế hoạch rõ ràng như thế, một tháng vợ chồng chị Hương chỉ tiêu 9 triệu đồng, giữ lại 4 triệu đồng tích lũy.
“Từ năm 2010 đến 2015, giá vàng dao động ở mức 35-37 triệu đồng/lượng, mỗi tháng nhận lương mình mua 1 chỉ vàng tích lũy. Ngoài ra, hàng ngày đi chợ, mình luôn cố gắng tiết kiệm thêm 30.000 đồng, hạn chế mua những thứ không cần thiết. Tiền lẻ còn thừa mình sẽ gom lại để vài ngày đổi thành 10.000, 20.000 bỏ lợn. Cứ như thế, trung mình mỗi tháng mình cũng để dành được khoảng 1 triệu. Sau một năm, mình mổ lợn thu được trên dưới 12 triệu đồng. Số tiền này mình cũng dành để mua vàng”, chị Hương cho hay.
Chị Hương nói thêm, trong vòng 5 năm đó, anh chị để dành được 7,5 cây vàng, cộng với 2,5 cây vàng được mừng cưới trước đó là được 10 cây vàng. Lúc này, dưới quê có người quen rao bán 1 mảnh đất nằm ở mặt đường, gần trường học rộng 60m2, giá 380 triệu, vợ chồng chị quyết định bán vàng dồn tiền mua. Thời điểm năm 2015, giá vàng ở mốc 35 triệu đồng/lượng, chị Hương bán 10 cây được 350 triệu đồng. Còn thiếu vài chục triệu, vợ chồng chị vay mượn thêm để lấy mảnh đất.
Tiềm năng của con người là vô hạn: ai cũng có thể làm được điều mình muốn!
Năm 2016, chị Hương sinh bé thứ hai. Có thêm thành viên, mọi chi phí sinh hoạt bị đội lên. Tuy nhiên, tổng thu nhập của vợ chồng chị cũng tăng lên 19 triệu đồng, trong đó mình chỉ tiêu 13 triệu đồng, giữ 6 triệu đồng tích lũy.
Mình vẫn duy trì thói quen tích tiền lẻ nuôi lợn nhựa và mua vàng tiết kiệm. Tính ra mỗi tháng, mình mua được 2 chỉ vàng cất đi. Điều đặc biệt, tuy nuôi lợn là để tích cóp tiền lẻ nhưng tính ra 5 năm đầu vợ chồng mình cũng tích được 60 triệu đồng, tương gần 2 cây vàng. Mình thấy con số này không phải là nhỏ. Rõ ràng, việc tích kiệm từ những đồng tiền lẻ phát huy khá hiệu quả”, chị Hương chia sẻ.
Năm 2018, mảnh đất của chị Hương dưới quê bất ngờ tăng giá mạnh do nằm trên trục đường chính, lại gần trường học và khu di tích lịch sử mới được sửa chữa mở rộng. “Tháng 5/2018, có người trả mảnh đất đó 1,2 tỷ đồng, vợ chồng mình quyết định bán và thêm tiền đầu tư mua 2 mảnh đất dịch vụ ở khu vực Hà Đông, mỗi mảnh rộng 35m2 với giá 700 triệu đồng/mảnh”, chị nói.
Đến tháng 8/2020, vàng đạt giá kỷ lục 65 triệu đồng đồng/lượng, lúc đó vợ chồng chị Hương đã tích được 11 cây vàng. Tranh thủ được giá, anh chị quyết định bán hết số vàng, thu được 715 triệu đồng. Lúc này, anh chị vẫn chưa có ý định mua nhà mà tiếp tục thuê trọ để dồn tiền mua đất đầu tư tiếp.
“Tuy nhiên lần này, mình bàn với chồng sẽ mua một mảnh đất có giá trị cao hơn để khả năng sinh lời nhiều và dễ bán hơn. Sau 1 tháng săn lùng, vợ chồng mình mua được một mảnh đất dịch vụ ở quận Thanh Xuân, rộng 40m2, mặt tiền 3,5m với giá 1,2 tỷ đồng. Vì không đủ tiền nên vợ chồng phải vay mượn anh em. Tuy nhiên, khoản nợ này với vợ chồng mình cũng không quá áp lực, mình dự tính chỉ trong vòng 1 năm sẽ trả hết nợ”.
Ngoài ra, chị Hương cho hay, cả 3 mảnh đất trước đó của chị nay đều lên giá. 2 mảnh ở khu Hà Đông có người trả mỗi mảnh 1,3 tỷ đồng, riêng mảnh ở quận Thanh Xuân có người trả 2,2 tỷ đồng nhưng anh chị chưa có ý định bán.
Chị Hương tâm sự, thành quả ngày hôm nay anh chị có được là do sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu hết mình. Từ kinh nghiệm của bản thân, chị Hương đưa ra lời khuyên cho mọi người là trong quản lý kinh tế, cần lập kế hoạch và chi tiêu đúng nguyên tắc đề ra; đồng thời, cũng phải biết trân trọng, tiết kiệm từ những đồng tiền lẻ. Giống như vợ chồng chị, hiện đã có tiền tỷ trong tay nhưng anh chị vẫn nuôi lợn nhựa, có gắng tiết kiệm thêm 30.000 đồng mỗi ngày.
Nếu như cặp vợ chồng trẻ này không có kế hoạch tiết kiệm ngay từ đầu thì khi cơ hội đến, họ không có tiền thì lấy đâu mà mua được đất? Đất đai đầu tư luôn sinh lời tốt, nhưng tiền để đầu tư đất đai cũng không phải là nhỏ. Vậy nên nếu bạn không có tư tưởng tiết kiệm tài chính cho mình, thì khi cơ hội tới bạn cũng dễ dàng buông tay mà thôi.
Nếu bạn không có khả năng kiếm được nhiều tiền thì mỗi ngày tiết kiệm một chút đi, các cụ có câu “tích tiểu thành đại”, vậy chẳng sợ sau này không có gì, chỉ sợ bản thân mình không quyết tâm làm mà thôi. Đừng để tới khi cơ hội tới với mình thì lại để nó vụt bay mất vì không có tiền nha.
Những câu nói nổi tiếng của người Do Thái, càng ngẫm càng thấm!
Hay trường hợp của ông Dhananjay Datar cũng khiến cho chúng ta học hỏi, ông từng nghèo tới mức không có áo mưa che người, không có dép để đi, sống cực kỳ nghèo khổ… nhưng bài học nhỏ bằng cách đút tiền vào lợn tiết kiệm đã giúp ông làm nên điều kỳ diệu. Nhờ lợn tiết kiệm để có tiền kinh doanh mà ông cũng thay đổi được cuộc đời mình.
Dhananjay Datar khi còn nhỏ, gia đình nghèo đến nỗi phải cố gắng mới có 3 bữa ăn mỗi ngày. Từ năm 8 tuổi, sống trong cảnh nghèo khổ cùng bà nội.
Khi đi học chỉ có một bộ đồng phục, đi chân đất đến trường, thậm chí không có áo mưa.
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha của ông sang Dubai để làm việc rồi mở cửa hàng. Nhờ điều này mà ông Dhananjay Datar cũng sang Dubai để buôn bán gia vị với cha.
Dù cha là ông chủ nhưng ông Dhananjay Datar vẫn phải làm việc chăm chỉ, 16 tiếng/ngày và làm mọi việc như quét dọn, lau sàn nhà… Tuy vậy, năm đầu tiên, việc kinh doanh thua lỗ, người mẹ ở quê nhà phải bán đồ trang sức để chi cho cửa hàng.
Năm 1984, ông Dhananjay Datar bắt đầu kinh doanh riêng. Bài học mà ông đúc rút được đơn giản là cho tiền vào hũ tiết kiệm.
Theo Dhananjay Datar, mỗi ngày ông cho 500Dh (hơn 3 triệu đồng) vào hũ, cuối tháng sẽ có 15.000 Dh (94 triệu đồng), cuối năm có 180.000 Dh (1,13 tỷ đồng). Số tiền này được dùng mở cửa hàng ở Abu Dhabi năm 1994.
Tiếp đó, ông lại dành dụm tiền bằng cách tiết kiệm tiền kiếm được từ 2 cửa hàng, số tiền tăng gấp đôi. Từ đó giúp ông mở cửa hàng thứ ba.
Cứ như vậy ông phát triển việc kinh doanh của mình tới ngày nay. Hiện tại ông Dhananjay Datar (55 tuổi, gốc Ấn Độ, sống ở UAE) là CEO công ty Al Adil Trading. Công ty có trụ sở ở UAE và nhiều nước khác bán tới 9000 loại sản phẩm khác nhau.
Sự nghiệp thành công đưa ông đến với cuộc sống sang chảnh, sở hữu xe Rolls-Royce Phantom trị giá 2 triệu USD. Tập đoàn của ông đang có chuỗi 40 siêu cửa hàng rộng rãi trải khắp vùng Vịnh, hai nhà máy gia vị, hai nhà máy bột mì và một công ty xuất nhập khẩu.
Từ một cậu bé nghèo khó, nhờ cần cù và có kế hoạch tiết kiệm để kinh doanh mà ông đổi đời thành tỷ phú. Vậy bạn nên có kế hoạch tiết kiệm cho mình, dù là những đồng tiền nhỏ lẻ như đôi vợ chồng Hương Đoàn quê ở Hải Dương, tích tiểu sẽ thành đại.
Hương hy vọng các bạn sẽ thành công. Nên nhớ, đầu tư tốt nhất chính là đầu tư cho chính bạn, bạn cũng có thể thay đổi cuộc đời thông qua những quyển sách, chẳng hạn như Grant Sabatier: Đọc 250 cuốn sách trong 5 năm, tài sản tăng từ 2 USD đến 1 triệu USD