Nỗ lực học hỏi là điều người thành công luôn làm, trong học tập hay trong kinh doanh, bán hàng,.. Cuộc đời là những nỗ lực học hỏi từ thành công, từ sai lầm,.. từ người khác hay của chính mình để tiến tới hoàn thiện bản thân và dễ dàng thành công hơn.
Không nên bỏ qua này bạn Bí kíp làm giàu của doanh nhân Grant Cardone sở hữu 300 triệu USD từng là kẻ không xu dính túi
Bài học sống đắt giá nên học từ thư kí Hồng Tiểu Liên của tỷ phú hàng đầu Hồng Kông Lý Gia Thành
Naval Ravikant từng nói: “Cách tốt nhất để làm giàu là không ngừng học hỏi”.
Chàng trai Do Thái Lodel là một nhân viên bán hàng. Anh và một số đồng nghiệp được công ty giao công việc quảng bá cho 1 loại xà phòng mới.
Lúc đầu, các đơn đặt hàng ít đến đáng thương. Đồng nghiệp Lodel đổ lỗi cho thị trường hoặc phàn nàn kết quả tệ là do công ty quá nhỏ. Lodel thì khác, mỗi khi hợp đồng thất bại, anh sẽ xem xét lỗi lầm từ phía bản thân: Có phải vì tôi không đủ hiểu biết về sản phẩm? Phải chăng cách diễn đạt chưa đủ thuyết phục?

Lodel mua một cuốn sổ để ghi lại những thiếu sót của mình. Mỗi tối, anh lại mở sổ ra xem lại những gì mình ghi chép. Dần dần, anh ngày càng nắm rõ sản phẩm và biết điều chỉnh kỹ năng bán hàng của mình. Năng lực của Lodel suốt quá trình không ngừng trau dồi đó dần được nâng cao, hiệu suất làm việc khởi sắc và cuối cùng thành công thăng chức.
Thái độ học hỏi và cải thiện không ngừng chính là chiếc chìa khóa để Lodel trở thành chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng của mình.
Bạn có muốn biết Tỷ phú Zong Qinghou bắt đầu kinh doanh từ con số không ở tuổi 42, ở bất kỳ tuổi nào bạn đều có thể!
Nhà đầu tư huyền thoại Charlie Munger từng nói rằng tương lai sẽ luôn nằm trong tay những người học tập suốt đời. Từ những năm tháng còn đi học đến khi trở thành một luật sư và sau đó là nhà đầu tư, Munger vẫn không ngừng học tập, đọc sách báo và dựa vào kho kiến thức dồi dào để thành công.
Trên đường đời, điều bạn dễ nhìn thấy nhất là lỗi lầm của người khác mà thường xuyên quên mất hoặc làm ngơ trước khuyết điểm của chính mình. Sự tự nhận thức kịp thời luôn là khởi đầu cho sự tiến bộ của một người.
Khi đối mặt với những sai lầm và thất bại, hãy học cách nhìn lại bản thân và sửa chữa ngay khi có thiếu sót. Như vậy bạn mới có thể tốt hơn mình của ngày hôm qua, của tháng trước, của năm trước. Trước khi so sánh năng lực với người khác, đảm bảo sự tiến bộ từng ngày của bản thân thông qua quá trình nhìn nhận quan trọng hơn cả.
Nững người như Aaron Rodgers, Warren Buffett, Yo-Yo Ma và Marie Curie không tình cờ trở thành những bậc thầy nổi danh trong những việc họ làm. Thành công của họ là sự nỗ lực không ngừng tự nhận thức, không ngừng học hỏi của bản thân.
Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Chen Zhongshi không có thành tựu nào đáng chú ý trong nửa đầu cuộc đời. Cho đến khi ông quyết tâm viết một cuốn sách lớn, từ chối mọi cuộc vui và những thứ giải trí bên ngoài để về quê cống hiến hết mình để sáng tác văn học.
Theo Chen, ông đã nhốt mình trong phòng làm việc, viết cẩn thận từng chữ, không ngừng cân nhắc và liên tục trau chuốt các chi tiết. Cuối cùng phải mất 6 năm, Chen mới hoàn thành tác phẩm, nhanh chóng nổi tiếng khắp cả nước và đạt được giải thưởng lớn nhất của Trung Quốc cho tiểu thuyết dài, mang lại danh tiếng lẫy lừng cho Chen Zhongshi.
Đằng sau những thành tựu rực rỡ nhất luôn là những sự nỗ lực học hỏi cùng với làm việc chăm chỉ và sự kiên trì đến cùng. Chỉ bằng cách trau dồi kiến thức của bản thân, bạn mới có thể làm bản thân trở nên đáng giá và khác biệt.